Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 6: Amino acid (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 6: Amino acid (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính điện di của amino acid?

  • A. Trong dung dịch, dạng tồn tại chủ yếu của amino acid chỉ phụ thuộc vào pH của dung dịch.
  • B. Ở pH thấp, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion (tích điện âm), di chuyển về điện cực dương trong điện trường.
  • C. Ở pH cao, amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation (tích điện dương), di chuyển về điện cực âm trong điện trường.
  • D. Tính điện di của amino acid là khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tùy thuộc và pH của môi trường.

Câu 2: Cho dãy các chất: H2, H2NCH2COOH, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với NaOH trong dung dịch là

  • A. 2.  
  • B. 1.  
  • C. 3.  
  • D. 4.

Câu 3: Chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitrogen trong phân tử?

  • A. Ethyl formate    
  • B. Glucose   
  • C. Tristearin 
  • D. Alanine.

Câu 4: Amino acid X có khối lượng phân tử bằng 117 amu. Tên của X là

  • A. alanine.   
  • B. glycine.   
  • C. valine.     
  • D. lysine.

Câu 5: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V mL dung dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của V là

  • A. 100         
  • B. 200         
  • C. 50 
  • D. 150

Câu 6: Để phản ứng hết với m gam glycine (H2NCH2COOH) cần vừa đủ 200 mL dung dịch NaOH 1 M. Giá trị của m là

  • A. 7,50.       
  • B. 15,00.     
  • C. 11,25.     
  • D. 3,75.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(1) Tất cả các amino acid đều là chất rắn điều kiện thường

(2) Tất cả các amino acid đều không làm đổi màu quỳ tím

(3) Glycine phản ứng được với tất các chất sau: dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4

(4) Tất cả các amino acid đều có khả năng trùng hợp tạo peptide

(5) Có thể dùng quì tím để phân biệt các dung dịch alanine, lysine, glutamic acid 

(6) Trong phân tử amino acid vừa chứa liên kết cộng hóa trị, vừa chứa liên kết ion

Số phát biểu đúng là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 8: Dãy chỉ chứa những amino acid không làm đổi màu quỳ tím là

  • A. Gly, Ala, Glu
  • B. Val, Lys, Ala
  • C. Gly, Val, Ala
  • D. Gly, Glu, Lys

Câu 9: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 5

Câu 10: Cho 14,6 gam lysine tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối, Giá trị của m là

  • A. 18,25.     
  • B. 21,90.     
  • C. 25,55.     
  • D. 18,40.

Câu 11: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng với CH3NH2?

  • A. NaCl.      
  • B. HCl.        
  • C. CH3OH.  
  • D. NaOH.

Câu 12: Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

  • A. C6H5NH2 
  • B. CH3CH(NH2)COOH   
  • C. CH3COOH        
  • D. C2H5OH

Câu 13: Alanine tác dụng được với dung dịch

  • A. Na2SO4.  
  • B. NaOH.    
  • C. NaNO3.   
  • D. NaCl.

Câu 14: Hợp chất nào sau đây không phải là amino acid?

  • A. CH3CONH2.
  • B. HOOC CH(NH2)CH2COOH
  • C. H2NC6H4COOH.
  • D. CH3CH(NH2)CH(NH2)COOH

Câu 15: X là ester của α–amino acid có công thức là C5H11O2N. X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì thu được 13,32 gam muối Y và 5,52 gam alcohol đơn chức Z. Vậy công thức cấu tạo của X là:

  • A.CH3CH2CH(NH2)COOCH3.
  • B. CH3CH2CH(NH2)COOC2H5.
  • C. H2NCH2CH2COOC2H5.
  • D. H2NCH2COOC3H7.

Câu 16: Cho 0,1 mol H2N-R-COOH phản ứng hết với dung dịch HCl tạo 11,15 gam muối. Tên của amino acid là

  • A. Glycine
  • B. Alanine
  • C. Phenylalanine
  • D. Glutamic acid

Câu 17: Cho 13,23 gam Glutamic acid phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X được Y. Cô cạn Y thu được m gam rắn khan, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

  • A. 31,31.
  • B. 28,89.
  • C. 17,19.
  • D. 29,69.

Câu 18: Amino acid X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với alcohol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là:

  • A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3.
  • B. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5.
  • C. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3.
  • D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5.

Câu 19: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết: 

X + NaOH → Y + CH4O 

Y + HCl (dư)→ Z + NaCl 

Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là

  • A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
  • B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
  • C. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
  • D. H2NCH2COOC2Hvà ClH3NCH2COOH.

Câu 20: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là

  • A. vinylammonium formate và ammonium acrylate.         
  • B. ammonium acrylate và 2-aminopropionic acid.
  • C. 2-aminopropionic acid và ammonium acrylaet.   
  • D. 2-aminopropionic acid và 3-aminopropionic acid.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác