Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 8: Đại cương về polymer

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 8: Đại cương về polymer có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Polymer là những hợp chất có khối lượng phân tử như thế nào?

  • A. Lớn
  • B. Nhỏ
  • C. Rất lớn
  • D. Rất nhỏ

Câu 2: Các phân tử phản ứng với nhau tạo nên polymer được gọi là gì?

  • A. minimer.
  • B. monimer.
  • C. monomer.
  • D. minomer.

Câu 3: Ở điều kiện thường, hầu hết những polymer ở trạng thái nào?

  • A. là những chất khí và không bay hơi
  • B. là những chất lỏng và không bay hơi
  • C. là những chất lỏng và dễ bay hơi
  • D. là những chất rắn và không bay hơi

Câu 4: Đa số các polymer nóng chảy tạo thành chất lỏng có đặc điểm gì?

  • A. Trong suốt
  • B. Màu tím
  • C. Màu xanh lam
  • D. Nhớt

Câu 5: Trong các chất sau: CH3–CH=CH2, CH2(OH)CH2(OH), NH2–CH2–COOH, CH2=CHCl, số chất tham gia được phản ứng trùng ngưng là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 6: Khối lượng phân tử của một loại tơ capron bằng 16950 amu, của tơ enang bằng 21590 amu. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là

  • A. 170 và 180. 
  • B. 200 và 150.
  • C. 120 và 160.
  • D. 150 và 170.

Câu 7: Cho các hợp chất sau:

(1) CH3–CH(NH2)–COOH        

(2) Caprolactam

(3) CH2O và C6H5OH                

(4) C2H4(OH)2 và p–C6H4(COOH)2

(5) H2N[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH.

Có mấy hợp chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4 
  • D. 5

Câu 8: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polymer dùng để sản xuất cao su buna?

  • A. Penta–1,3– diene. 
  • B. 2–methylbuta–1,3–diene.
  • C. Buta–1,3– diene. 
  • D. But–2–ene.

Câu 9: Cho các polymer: amylose; polyethylene; novolac, cao su isoprene; cao su lưu hóa; tơ nilon–6,6; tơ visco; tơ lapsan; cellulose; tơ olon; tơ axetat. Số polymer tổng hợp là:

  • A. 5 
  • B. 4
  • C. 7
  • D. 6

Câu 10:  polymer X có hệ số trùng hợp là 560 và khối lượng phân tử  là 35000. Công thức một mắt xích của X là

  • A. –CH=CCl–.
  • B. –CH2–CHCl–. 
  • C. –CHCl–CHCl–.
  • D.–CCl=CCl–.

Câu 11: Các chất đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, nóng là:

  • A. vinyl chloride, glycylalanine, poly(ethylene–terephthalate), poly(vinyl acetate), nylon–6,6
  • B. nylon–6, protein, nylon–7, allyl chloride, vinyl acetate  
  • C. maltose, protein, poly(ethylene–terephthalate), poly(vinyl acetate), tinh bột
  • D. nylon–6, starch, sucrose, viscose, allyl chloride, polyacrylonitrile 

Câu 12: Từ 4 tấn etilen có chứa 30% tạp chất có thể điều chế được bao nhiêu tấn polietilen (PE), biết hiệu suất phản ứng là 90%?

  • A. 3,60 tấn.
  • B. 2,52 tấn. 
  • C. 2,80 tấn.
  • D. 2,55 tấn

Câu 13: Phản ứng cắt mạch polymer là gì?

  • A. Phản ứng làm tăng độ dẻo của polymer. 
  • B. Phản ứng làm tăng độ nhớt của polymer.
  • C. Phản ứng làm tăng độ bền của polymer.
  • D. Phản ứng làm giảm khối lượng phân tử của polymer. 

Câu 14: Để điều chế cao su buna từ tinh bột người ta tiến hành theo sơ đồ sau:

Tinh bột → glucose→ ethyl alcohol → buta – 1,3 – diene → cao su buna

Từ 10 tấn khoai chứa 80% tinh bột điều chế được bao nhiêu tấn cao su buna? (H = 60%)

  • A. 1,6 tấn. 
  • B. 2,5 tấn.
  • C. 2,0 tấn.
  • D. 3,1 tấn.

Câu 15: Poliethylene có khối lượng phân tử 5000 amu. Hệ số trùng hợp n xấp xỉ là

  • A. 500 
  • B. 50
  • C. 178
  • D. 1700

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác