Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 12 cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng về saccharose?

  • A. Thuỷ phân saccharose chỉ thu được fructose
  • B. Saccharose không thuỷ phân trong môi trường acid
  • C. Thuỷ phân saccharose chỉ thu được glucose
  • D. Thuỷ phân saccharose thu được cả glucose và fructose

Câu 2: Sản phẩm nào sau đây có nguồn gốc từ thiên nhiên:

  • A. Tơ nitron.          
  • B. Tơ lapsan.         
  • C. Tơ nilon - 6.      
  • D. Tơ tằm.

Câu 3: Ethyl acetate có công thức hoá học như thế nào? 

  • A. HCOOCH3
  • B. CH3COOCH=CH2
  • C. C2H5COOCH3
  • D. CH3COOC2H5

Câu 4: Hợp chất hữu cơ dùng để sản xuất tơ tổng hợp là:

  • A. poly(methyl methacrylate)
  • B. poly(vinyl cyanide)
  • C. polistiren
  • D. polyisoprene

Câu 5: Chất nào sau đây là tripeptide?

  • A. Gly-Gly. 
  • B. Gly-Ala-Gly-Gly.        
  • C. Ala-Ala-Gly.     
  • D. Ala-Gly.

Câu 6: Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2;

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag 

Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại là:

  • A. Fe2+, Ag+, Fe3+.           
  • B. Ag+, Fe2+, Fe3+
  • C. Fe2+, Fe3+, Ag +.           
  • D. Ag+, Fe3+, Fe2+.

Câu 7: Cho dãy các chất: H2, H2NCH2COOH, C6H5NH2, C2H5NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với NaOH trong dung dịch là

  • A. 2.  
  • B. 1.   
  • C. 3.   
  • D. 4.

Câu 8: Hợp chất nào sau đây thuộc loại protein?

  • A. Saccharose.                 
  • B. Triglyceride.           
  • C. Albumin.           
  • D. Cellulose.

Câu 9: Đun sôi a gam một triglycerit X với dung dịch KOH đến khi phản ứng hoàn toàn được 1,84 gam glixerol và hỗn hợp Y gồm m gam muối của axit oleic với 3,18 gam muối của axit linoleic (C17H31COOH). Giá trị của m là

  • A. 3,2.      
  • B. 6,4.
  • C. 4,6      
  • D. 7,5.

Câu 10: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucose?

  • A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực.     
  • B. Tráng gương, tráng phích.
  • C. Nguyên liệu sản xuất C2H5OH.    
  • D. Nguyên liệu sản xuất PVC.

Câu 11: Poly(ethylene terephthalate) (viết tắt là PET) là một polymer được điều chế từ terephthalic acid và ethylene glycol. PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm. Để thuận lợi cho việc nhận biết, sử dụng và tái chế thì các đồ nhựa làm từ vật liệu chứa PET thường được in kí hiệu như hình bên.

Cho các phát biểu sau:

(a) PET thuộc loại polyester.

(b) Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp.

(c) Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng carbon là 62,5%.

(d) Phản ứng tổng hợp PET từ terephthalic acid và ethylene glycol thuộc loại phản ứng trùng hợp.

(đ) Trong dung dịch, ethylene glycol phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Số phát biểu đúng là 

  • A. 2.  
  • B. 3.   
  • C. 5.   
  • D. 4.

Câu 12: Monosaccharide X được dùng trong công nghiệp để tráng bạc lên bề mặt thuỷ tinh trong sản xuất ruột phích. Cùng với Ag, sản phẩm hữu cơ được tạo thành khi cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3

  • A. ammonium carbonate. 
  • B. ammonium gluconate. 
  • C. gluconic acid.    
  • D. khí carbon dioxide.

Câu 13: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glycerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là:

  • A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.
  • B. HCOONa, CH=C-COONa và CH3-CH2-COONa.
  • C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH=C-COONa.
  • D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.

Câu 14: Amino acid X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với alcohol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là:

  • A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3.
  • B. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5.
  • C. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3.
  • D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5.

Câu 15: Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng polime thu được là

  • A. 80% ; 22,4 gam.
  • B. 90% ; 25,2 gam.
  • C. 20% ; 25,2 gam.
  • D. 10%; 28 gam.

Câu 16: Khi pin Galvani Zn – Cu hoạt động thì nồng độ

  • A. Cu2+ giảm, Zn2+ tăng.            
  • B. Cu2+ giảm, Zn2+ giảm.
  • C. Cu2+ tăng, Zn2+ tăng.             
  • D. Cu2+ tăng, Zn2+ giảm.

Câu 17: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Chất giặt rửa tổng hợp được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu …(1)…. Xà phòng được sản xuất từ …(6)… hoặc …(7)….

  • A. dầu mỏ - xà phòng – chất béo.
  • B. acid béo – dầu mỏ - chất béo.
  • C. dầu mỏ - chất béo – acid béo.
  • D. acid béo – chất béo – dầu mỏ.

Câu 18: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực base từ trái sang phải là:

  • A. Phenylamine, ammonia, ethylamine.
  • B. Ethylamine, ammonia, phenylamine.
  • C. Ethylamine, phenylamine, ammonia.
  • D. Phenylamine, ethylamine, ammonia.

Câu 19: Tính thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa - khử sau:

   Eo(Zn2+/Zn), biết rằng Eopin(Zn-Cu) = 1,10V và Eo(Cu2+/Cu) = +0,34V.

  • A. -0,76 V.
  • B. 0,42 V.
  • C. - 0,38.
  • D. 0,24 V.

Câu 20: Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là

  • A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.    
  • B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
  • C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.    
  • D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

Câu 21: Amine là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử NH3

  • A. bằng một hay nhiều gốc NH2
  • B. bằng một hay nhiều gốc hydrocarbon.
  • C. bằng một hay nhiều gốc Cl.
  • D. bằng một hay nhiều gốc ankyl.

Câu 22: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

  • A. styrene; chlorobenzene; isoprene; but-1-ene.
  • B. 1,2-điclopropan; vinylacetylene; vinylbenzene; toluene.
  • C. buta-1,3-đien; cumen; ethylene; trans-but-2-ene.
  • D. 1,1,2,2-tetrafolate; propylene; styrene; vinyl chloride.

Câu 23: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là

  • A. C15H31COONa và ethanol.              
  • B. C17H35COOH và glycerol.
  • C. C15H31COONa và glycerol.             
  • D. C17H35COONa và glycerol.

Câu 24: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau là

(a) Fructose có công thức phân tử là C6H10O5.

(b) Trong phân tử fructose có 5 nhóm –OH (alcohol) và một nhóm >C =O (ketone).

(c) Fructose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 

(d) Fructose được tạo thành trong phản ứng thuỷ phân tinh bột.

  • A. 1.                       
  • B. 2.                       
  • C. 3.                       
  • D. 4.

Câu 25: Công thức nào sau đây là của cellulose?

  • A. [C6H7O2(OH)3]n.         
  • B. [C6H8O2(OH)3]n.         
  • C. [C6H7O3(OH)3]n.         
  • D. [C6H5O2(OH)3]n.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác