Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 21: Sơ lược về phức chất

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 21: Sơ lược về phức chất có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phức chất đơn giản thường có một nguyên tử trung tâm liên kết với các phối tử bằng liên kết 

  • A. Oxi hóa – khử
  • B. Ion
  • C. Hóa trị
  • D. Cho – nhận

Câu 2: Liên kết trong phức chất diễn ra như thế nào?

  • A. nguyên tử trung tâm cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của phối tử
  • B. nguyên tử trung tâm cho 1 electron chưa liên kết vào orbital trống của phối tử
  • C. phối tử cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử trung tâm
  • D. phối tử  cho 1 electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử trung tâm

Câu 3: Dạng hình học của phức chất được xác định bằng:

  • A. Thực nghiệm
  • B. Thực hiện
  • C. Kinh nghiệm
  • D. Hiệu nghiệm

Câu 4: Phức chất bát diện là gì?

  • A. Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 5 liên kết σ với các phối tử thường có dạng hình học bát diện
  • B. Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 4 liên kết σ với các phối tử thường có dạng hình học bát diện
  • C. Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 6 liên kết σ với các phối tử thường có dạng hình học tứ diện
  • D. Phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo 6 liên kết σ với các phối tử thường có dạng hình học bát diện

Câu 5: Nguyên tử trung tâm trong phức chất là?

  • A. cation kim loại 
  • B. anion kim loại
  • C. anion phi kim
  • D. cation kim loại

Câu 6: Phối tử là gì?

  • A. Là các phân tử hoặc anion chuẩn bị cho cặp electron chưa liên kết
  • B. Là các phân tử hoặc anion đã cho cặp electron đã liên kết
  • C. Là các phân tử hoặc anion đã cho cặp electron chưa liên kết
  • D. Là các phân tử hoặc anion chưa cho cặp electron đã liên kết

Câu 7: Dự đoán hình dạng của phức chất [Cu(NH3)4]2+.

  • A. Vuông phẳng.
  • B. Tứ diện
  • C. Bát diện  
  • D. Tứ giác phẳng

Câu 8: Phức chất nào có 6 phối tử?

  • A. [Cr(H₂O)₆]³⁺  
  • B. [CoCl₄]²⁻
  • C. [ZnCl₄]²⁻
  • D. [Cu(NH₃)₄]²⁺

Câu 9: Xác định nguyên tử trung tâm trong phức chất [Zn(CN)4]2–

  • A. N
  • B. CN-
  • C. Zn  
  • D. C

Câu 10: Cho các phức chất sau: [CuCl2], [BeF4]2–, [BF4], [Ti(OH2)6]3+,[BBr4], [ZnCl4]2–, [Zn(CN)4]2–, [Cd(CN)4]2– , [AuCl2], [Co(NH3)6]3+,  [Mo(CO)6], [Ag(NH3)2]+,[Fe(CN)6]4–.

Số phức chất có hình dạng bát diện là 

  • A. 7
  • B. 6
  • C. 5 
  • D. 8. 

Câu 11: Dự đoán số phối trí của ion kim loại trung tâm trong phức chất [Fe(CN)6]3-.

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 8
  • D. 9

Câu 12: Phức chất nào có dạng hình học vuông phẳng với các liên kết phối trí được sắp xếp đối xứng?

  • A. [Co(NH₃)₆]³⁺
  • B. [PtCl₄]²⁻  
  • C. [CuCl₄]²⁻
  • D. [Ni(CO)₄]

Câu 13: Số phối trí và ion kim loại trung tâm trong phức chất [Cu(NH3)4]2+lần lượt là.

  • A. 4, Cu.
  • B. 4, NH3.
  • C. 2, Cu.
  • D. 2, NH3.

Câu 14: Dạng hình học của phức chất [Cu(H2O)6]2+ là 

  • A. bát diện  
  • B. vuông phẳng.
  • C. chóp tam giác. 
  • D. tứ diện đều.

Câu 15: Phức chất nào thường được sử dụng trong phân tích màu học do có khả năng tạo ra màu sắc đặc trưng?

  • A. [CuCl₄]²⁻
  • B. [Ni(NH₃)₄]²⁺
  • C. [Fe(CN)₆]³⁻  
  • D. [CoCl₄]²⁻

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác