Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 Cánh diều bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Xà phòng là hỗn hợp gồm:

  • A. Các muối sodium hoặc potassium của acid béo và một số chất phụ gia.
  • B. Các muối sodium hoặc potassium của acid no.
  • C. Các muối no của acid béo và một số chất phụ gia.
  • D. Các chất phụ gia

Câu 2: Chất phụ gia thường dùng để sản xuất xà phòng là gì?

  • A. Chất bôi trơn
  • B. Chất độn, chất tạo màu và chất tạo hương
  • C. Chất tạo bọt
  • D. Chất tẩy rửa. 

Câu 3: Muối của acid béo (có trong xà phòng) được cấu tạo gồm những phần nào?

  • A. Một phần ưa sáng nối với một phần kị nước.
  • B. Một phần ưa sáng nối với một phần ưa nước
  • C. Một phần ưa nước nối với một phần kị nước.
  • D. Một phần ưa sáng nối với một phần ưa tối

Câu 4: Muối của axit béo có một phần không tan trong nước là: 

  • A. nhóm carboxit
  • B. nhóm hydroxit
  • C. nhóm C17H35-
  • D. nhóm carboxylate -COO -

Câu 5: Thành phần nào thâm nhập vào vết dầu, mỡ làm cho vết dầu mỡ bám trên áo quần được tẩy sạch?

  • A. Phần kị nước
  • B. Phần ưa nước
  • C. Phần ưa sáng
  • D. Phần ưa tối

Câu 6: Trong công nghiệp người ta sản xuất xà phòng bằng cách nào?

  • A. đun chất béo với dung dịch muối của kim loại kiềm đặc ở nhiệt độ cao
  • B. đun chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật) với dung dịch kiềm đặc ở nhiệt độ vừa phải
  • C. Đun chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật) với dung dịch kiềm đặc ở nhiệt độ cao
  • D. đun chất béo với dung dịch muối của kim loại kiềm đặc ở nhiệt độ vừa phải

Câu 7: Xà phòng có ưu điểm nào sau đây?

  • A. Giá thành rẻ
  • B. Tẩy rửa sác các vết bẩn
  • C. Nguyên liệu ít tốn kém
  • D. Ít gây ô nhiễm môi trường.

Câu 8: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,05 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

  • A. 17,40 gam.                  
  • B. 14,70 gam.                   
  • C. 10,74 gam.                   
  • D. 17,04 gam.

Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

Chất giặt rửa tổng hợp được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu …(1)…. Xà phòng được sản xuất từ …(6)… hoặc …(7)….

  • A. acid béo – chất béo – dầu mỏ. 
  • B. dầu mỏ - chất béo – acid béo. 
  • C. acid béo – dầu mỏ - chất béo.
  • D. dầu mỏ - xà phòng – chất béo.

Câu 10: Cho các chất lỏng sau: acetic acid, glycerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng

  • A. nước và dung dịch NaOH
  • B. nước và quỳ tím  
  • C. dung dịch Br2
  • D. dung dịch NaOH  

Câu 11: Đun nóng chất béo cần vừa đủ 20 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glycerol thu được là 

  • A. 2,3                      
  • B. 4,6                     
  • C. 9,2           
  • D. 6,975

Câu 12: Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần, áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất?

  • A. Dung dịch nước Javel.
  • B. Dung dịch xà phòng. 
  • C. Nước cất.
  • D. Dung dịch sodium hydroxide.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một loại chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,4 mol. Tính thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,2 mol chất béo X ?

  • A. 1,20 lit.             
  • B. 1,60 lít.    
  • C. 0,8 lít.
  • D. 0,40 lít.

Câu 14: Cho glycerol phản ứng với hỗn hợp acid béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại triester được tạo ra tối đa là

  • A. 3.                       
  • B. 6.                       
  • C. 4.             
  • D. 5.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 5 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 500 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào 

  • A. 0,17                           
  • B. 0,16                              
  • C. 0,15.                               
  • D. 0,18.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác