Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 4: Polymer

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 4: Polymer có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Polymer thu được khi trùng hợp propylene là

  • A. Polybuta-1,3-dien.      
  • B. Poly(vinyl chloride).   
  • C. Polyethylene.    
  • D. Polypropylene.

Câu 2: Khi đun nóng cao su thiên nhiên tới 250oC – 300oC thu được

  • A. isoprene. 
  • B. vinyl chloride.   
  • C. vinyl cyanide.    
  • D. methyl acrylate.

Câu 3: Poly(vinyl chloride) (PVC) điều chế từ vinyl chloride bằng phản ứng

  • A. trao đổi.  
  • B. oxi hoá - khử.    
  • C. trùng hợp.         
  • D. trùng ngưng.

Câu 4: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polymer dùng để sản xuất tơ nitron?

  • A. CH2=CH-CN.             
  • B. H2N-[CH2]5-COOH.   
  • C. CH2=CH-CH3.            
  • D. H2N-[CH2]6-NH2.

Câu 5: Cho các  ester sau: ethyl acetate, propyl acetate, methyl propionate, methyl methacrylate. Có bao nhiêu  ester tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polymer? 

  • A. 4. 
  • B. 3. 
  • C. 2.  
  • D. 1. 

Câu 6: Poly(vinyl acetate) là polymer được điều chế từ sản phẩm trùng hợp monome nào sau đây?

  • A. CH2=CH–COOCH3
  • B. CH2=CH–COOH
  • C. CH2=CH–COOC2H5
  • D. CH2=CH–OCOCH3

Câu 7: Trong các chất sau: CH3–CH=CH2, CH2(OH)CH2(OH), NH2–CH2–COOH, CH2=CHCl, số chất tham gia được phản ứng trùng ngưng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3

Câu 8: Cho các hợp chất sau:

(1) CH3–CH(NH2)–COOH       

(2) Caprolactam

(3) CH2O và C6H5OH               

(4) C2H4(OH)2 và p–C6H4(COOH)2

(5) H2N[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH.

Có mấy hợp chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 4

Câu 9: Cho các polymer: amylose; polyethylene; novolac, cao su isoprene; cao su lưu hóa; tơ nilon–6,6; tơ visco; tơ lapsan; cellulose; tơ olon; tơ axetat. Số polymer tổng hợp là:

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 6

Câu 10: Để điều chế cao su buna từ tinh bột người ta tiến hành theo sơ đồ sau:

Tinh bột → glucose→ ethyl alcohol → buta – 1,3 – diene → cao su buna

Từ 10 tấn khoai chứa 80% tinh bột điều chế được bao nhiêu tấn cao su buna? (H = 60%)

  • A. 3,1 tấn.
  • B. 2,0 tấn.
  • C. 2,5 tấn.
  • D. 1,6 tấn.

Câu 11: Trùng hợp propilen thu được polipropilen (PP). Nếu đốt cháy toàn 1 mol polime đó thu được 13200 gam CO2. Hệ số trùng hợp n của polime đó là:

  • A. 120
  • B. 92
  • C. 100
  • D. 140

Câu 12: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?

  • A. Tơ capron.        
  • B. Tơ nitron.
  • C. Tơ tằm.    
  • D. Tơ visco.

Câu 13: Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?

  • A. Tơ nilon-6,6.     
  • B. Tơ acetate.         
  • C. Tơ tằm.    
  • D. Tơ capron.

Câu 14: Polyethylene (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

  • A. CH2=CH2.         
  • B. CH2=CH-CH3.  
  • C. CH2=CHCl.       
  • D. CH3-CH3.

Câu 15: Chất dẻo là 

  • A. vật liệu có tính đàn hồi cao.
  • B. vật liệu có khả năng biến dạng dẻo dưới tác dụng của lực.
  • C. vật liệu tổng hợp từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
  • D. vật liệu chỉ tồn tại ở trạng thái lỏng.

Câu 16:  Thành phần chính của chất dẻo là gì?

  • A. Kim loại
  • B. Gỗ
  • C. Polymer
  • D. Thủy tinh

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
  • B. Tơ polyamide kém bền trong môi trường acid.
  • C. Cao su thiên nhiên có thành phần chính là polybutadiene.
  • D. Tơ Cellulose acetate thuộc loại tơ tổng hợp.

Câu 18: Sự khác biệt cơ bản giữa chất dẻo và vật liệu composite là gì?

  • A. Chất dẻo chỉ có một thành phần, còn composite có nhiều thành phần.
  • B. Chất dẻo luôn mềm dẻo, còn composite luôn cứng.
  • C. Chất dẻo chỉ có nguồn gốc tự nhiên, còn composite chỉ có nguồn gốc nhân tạo.
  • D. Không có sự khác biệt.

Câu 19: Màng bọc thực phẩm PE (polyethylene) hiện được sử dụng phổ biến tại các hộ gia đình để bảo quản thực phẩm. Hydrocarbon dùng để tổng hợp PE thuộc dãy đồng đẳng nào?

  • A. Alkyne.
  • B. Alkene.
  • C. Alkane.
  • D. Alkadien.

Câu 20: Poly(ethylene terephthalate) (viết tắt là PET) là một polymer được điều chế từ terephthalic acid và ethylene glycol. PET được sử dụng để sản xuất tơ, chai đựng nước uống, hộp đựng thực phẩm. Để thuận lợi cho việc nhận biết, sử dụng và tái chế thì các đồ nhựa làm từ vật liệu chứa PET thường được in kí hiệu như hình bên.

Cho các phát biểu sau:

(a) PET thuộc loại polyester.

(b) Tơ được chế tạo từ PET thuộc loại tơ tổng hợp.

(c) Trong một mắt xích PET, phần trăm khối lượng carbon là 62,5%.

(d) Phản ứng tổng hợp PET từ terephthalic acid và ethylene glycol thuộc loại phản ứng trùng hợp.

(đ) Trong dung dịch, ethylene glycol phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Số phát biểu đúng là 

  • A. 2.  
  • B. 3.   
  • C. 5.   
  • D. 4.

Câu 21: Cứ 5,668 g cao su buna – S phản ứng vừa hết với 3,462 g bromine trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butadiene và styrene trong cao su buna – S là:

  • A. 1:3
  • B. 1:2
  • C. 2:3
  • D. 3:5

Câu 22: Một polymer X là một loại nhựa tổng hợp vô cùng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Phổ M/z của X bằng 78125 với hệ số trùng hợp để tạo polymer này là 1250. X là

  • A. PVC
  • B. PP
  • C. PE
  • D. Teflon

Câu 23: Da nhân tạo (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:

 CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC

Nếu hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 20%, muốn điều chế được 1 tấn PVC thì thể tích khí thiên nhiên (chứa 80% methane) ở điều kiện chuẩn cần dùng là

  • A.4924,8 m3.         
  • B. 4841,8 m3.        
  • C. 4958,0 m3.        
  • D.7608,5 m3.

Câu 24: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa styrene và buta – 1,3 – đien (butađien), thu được polymer X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : styrene) trong loại polymer trên là

  • A. 1:1.
  • B. 1:2.
  • C. 2:3.
  • D. 1:3.

Câu 25: Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng polime thu được là

  • A. 80% ; 22,4 gam.
  • B. 90% ; 25,2 gam.
  • C. 20% ; 25,2 gam.
  • D. 10%; 28 gam.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác