Soạn giáo án toán 2 cánh diều Bài 97: Ôn tập về hình học và đo lường (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án toán 2 Bài 97: Ôn tập về hình học và đo lường (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 97: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học; đo và tính độ dài đường gấp khúc; vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, xem đồng hồ chỉ giờ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.
- Vận dụng kiến thức, kĩ nặng về hình học và đo lường để tính toán, ước lượng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
- Phát triển các NL toán học
- Năng lực:
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Năng lực riêng:
- Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, đo, vẽ chia sẻ ý kiến về xem đồng hồ, tính toán cân nặng để giải quyết vấn đề, ước lượng độ dài gắn với bối cảnh thực, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn để toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán, kích thích trí tò mò của HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.
- Phẩm chất
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
- Phát triển tư duy toán cho học sinh
- CHUẨN BỊ
- Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
- Giáo viên:
- Đồng hồ có thể quay được kim phút và kim giờ
- Thước kẻ có vạch chia xăng-ti-mét
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bạn có mấy giờ?". HS quay kim đồng hồ và đố bạn đọc giờ C. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học. b. Cách thức tiến hành: Bài tập 1: a. Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong hình sau: b. Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong hình sau: c. Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 6 cm a) GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ chỉ cho bạn nghe đường thẳng, đường cong, đường gấp khác trong hình bài la b) GV yêu cầu HS đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong hình. GV lắng nghe, quan sát HS và định hướng cho GV yêu cầu HS đọc đúng tên điểm, nếu đúng tên các đoạn thẳng theo một thứ tự dễ dàng theo dõi. c) HS vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 6 cm rồi đưa cho bạn kiểm tra, nói cho bạn nghe cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Bài tập 2: Số ? HS thực hiện các thao tác sau: a) Quan sát hình vẽ ở câu a, đếm số hình tam giác, hình tứ giác, chỉ và nói cho bạn nghe b) Quan sát hình vẽ ở câu b, đếm số khối trụ, khối cầu, chỉ và nói cho bạn nghe. Bài tập 3: Đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG sau: - HS đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG. - HS nói cho bạn nghe các thao tác đo và tính độ dài đường gấp khúc - GV gợi ý để HS chia sẻ những lưu ý khi đo để số đo được chính xác, những lưu ý khi tính độ dài đường gấp khúc. Bài tập 4: Nam nhảy dây từ mấy giờ đến mấy giờ? - GV yêu cầu HS quan sát đọc giờ trên mỗi đồng hồ - HS trả lời câu hỏi: Nam nhảy dây từ mấy giờ đến mấy giờ? - GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ thêm thông tin từ tình huống bức tranh, tạo c hội cho GV yêu cầu HS quan sát nêu lập luận, phản biện. Bài tập 5: Một thang máy chở được tối đa 600 kg. Hiện tại, thang máy đó đã chở 570kg. Bạn Lan cân nặng 35 kg. Theo em, bạn Lan có thể vào tiếp trong thang máy đó được không? - GV yêu cầu HS đọc tình huống. - HS suy nghĩ đưa ra lập luận xem bạn Lan có thể vào tiếp trong thang máy được không? - GV tạo cơ hội cho nhiều HS được nói, được trình bảy, khuyến khích HS trình bày rõ ràng, nói đủ thông tin cho người khác hiểu; giải thích ý kiến của mình D. VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập b. Cách thức tiến hành: Bài tập 6: Ước lượng chiều cao cột cờ trường em - HS sử dụng các đơn vị đo độ dài đã học để ước lượng trong một số tình huống thực tế gắn với lớp học, trường học, gia đình, địa phương các em. E. CỦNG CỐ DẶN DÒ - Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý |
- HS chơi trò chơi “Bạn có mấy giờ?"
- HS quan sát hình vẽ
a. HS quan sát hình vẽ chỉ đường thẳng, đường cong, đường gấp khác trong hình
b. - Điểm: A, B, C, D, E, G - Đoạn thẳng: AB, AD, DC, CB, DE, EG, GC
c. HS vẽ đoạn thẳng MN dài 6 cm
a. Có 5 hình tam giác Có 3 hình tứ giác b. Có 3 khối trụ Có 4 khối cầu
- HS đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG
- Bạn Nam nhảy dây từ 20 giờ 15 phút đến 8 giờ rưỡi
- HS phân tích bài toán Bài giải: Hiện tại, thang máy đó đã chở 570kg, nếu bạn Lan vào thì số cân nặng là: 570 + 35 = 605 (kg) Vượt quá tối đa 600 kg Vì thế bạn Lan có thể vào tiếp trong thang máy đó được
- HS ước lượng: + Cột cờ trưởng em cao khoảng 6m. + Lớp học của em cao khoảng 4 m. + Quãng đường từ nhà em đến chợ dài khoảng 3 km
- HS chia sẻ |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Toán 2 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác