Soạn giáo án HĐTN 4 (bản 1) chân trời sáng tạo Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê hương - Tuần 14

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 1) Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê hương - Tuần 14 sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 14:

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đề xuất được một số hoạt động kết nối những người sống xung quanh
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Hợp tác với bạn, với cộng đồng để thực hiện kế hoạch kết nối những người xung quanh.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các việc làm có văn hóa, phù hợp với truyền thống quê hương để ứng xử phù hợp ở nơi công cộng và khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống.
  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch và thực hiện tích cực các hoạt động kết nối những người xung quanh.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Yêu thương những người sống xung quanh.
  • Yêu nước: Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam và của địa phương mình.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy nhớ, bảng nhóm/giấy A0, Phiếu đánh giá,…
  • Hình mẫu cổng làng truyền thống.
  • Một số tình huống ứng xử khi thực hiện hoạt động kết nối những người xung quanh.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy màu/giấy trắng, bút viết, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/keo dán,…
  • Tranh/ảnh về các hoạt động giữ gìn truyền thống ở địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Truyền thống quê hương

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS nắm rõ, ghi nhớ và chấp hành đúng nội quy của nhà trường trong năm học mới

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV tổ chức cho HS tham gia giờ Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề “Truyền thống quê hương” theo kế hoạch của nhà trường.

- GV Tổng phụ trách yêu cầu các lớp đăng kí tiết mục văn nghệ về chủ đề “Truyền thống quê hương”.

- GV tổ chức cho HS tham gia biểu diễn hoặc cổ vũ các tiết mục văn nghệ về truyền thống quê hương theo đăng kí.

- GV nhắc nhở HS cổ vũ cho các bạn tham gia biểu diễn và ghi lại cảm xúc của mình về truyền thống quê hương.

- GV đề nghị HS sau buổi chào cờ có thể chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của mình về truyền thống quê hương với các bạn và người thân.

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS tham gia giờ Sinh hoạt dưới cờ.

 

- HS đăng kí tiết mục của lớp mình.

 

- HS biểu diễn.

 

 

 

 

 

- HS cổ vũ cho các bạn và ghi lại cảm xúc của mình.

 

- HS chia sẻ cảm xúc với bạn bè và người thân.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

Xác định các hoạt động kết nối cộng đồng mà em có thể tham gia –

Lập kế hoạch tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV đặt câu hỏi: Em đã tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng ở trường em chưa? Em hãy kể tên các hoạt động đó.

- GV gọi 2 bạn HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- GV tổng kết và dẫn dắt: Những hoạt động kết nối cộng đồng mang lại những giá trị đẹp trong xã hội. Vậy để xác định ở lứa tuổi của các em có thể tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng nào, chúng ta cùng đi vào bài hôm nay: Chủ đề 4 – Tuần 14 – Tiết 2:  Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Xác định các hoạt động kết nối cộng đồng mà em có thể tham gia – Lập kế hoạch tham gia các hoạt động kết nối cộng đồng.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Xác định các hoạt động kết nối cộng đồng mà em có thể tham gia

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những hoạt động kết nối cộng đồng ở địa phương em.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xác định các hoạt động kết nối cộng đồng mà bản thân có thể tham gia.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ3 – SGK tr.38 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

+ Các tranh vẽ những hoạt động gì?

+ Hoạt động đó thường diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?

+ Các nhân vật trong tranh đang tham gia hoạt động như thế nào?

+ Theo em, hoạt động đó giúp ích gì cho việc kết nối những người xung quanh?

- GV gọi đại diện các nhóm nêu ý kiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS trả lời: Các hoạt động kết nối cộng đồng ở trường em là:

+ Ủng hộ quần áo và sách vở cho các bạn ở vùng cao và vùng lũ.

+ Đổi rác lấy cây xanh.

+ Tìm hiểu về An toàn giao thông.

+ Trồng cây xanh.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm nêu ý kiến.

+ Tranh 1: Tranh vẽ mọi người đang cùng nhau dọn vệ sinh đường làng. Các nhân vật trong tranh đang tích cực làm việc. Nếu em ở đó, em có thể cùng mọi người tham gia những việc vừa sức như quét đường, gom rác,... Theo em, việc cùng hàng xóm dọn dẹp đường làng ngõ xóm sẽ giúp bảo vệ môi trường đồng thời làm cho mọi người gần gũi nhau hơn.

+ Tranh 2: Tranh vẽ mọi người đang cùng nhau chuẩn bị Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là hoạt động diễn ra hằng năm ở các khu dân cư/ thôn xóm và thường được tổ chức vào ngày 18-11 hằng năm. Mọi người đang chuẩn bị rất tích cực, các bạn nhỏ thì giấy, các bác gái thì cắm hoa, các bác trai thì treo khẩu hiệu. Nếu tham gia hoạt động, em có thể cắt giấy cùng các bạn, quét dọn hội trường, cắm hoa, chuẩn bị nước uống cho mọi người,... Việc cùng nhau chuẩn bị cho ngày hội Đại đoàn kết giúp mọi người gần gũi và gắn bó với nhau hơn.

+ Tranh 3: Tranh vẽ các bạn nữ đang học điệu múa truyền thống (múa sênh tiền) ở sân đình. Thông thường trước lễ hội của làng, xã,... các bạn nam, nữ trong làng thường học hát, múa các bài hát truyền thống để biểu diễn trong lễ hội. Các bạn nữ tham gia học múa với tỉnh thần say mê, vui vẻ. Nếu tham gia hoạt động này, em sẽ tích cực tham gia múa cùng các bạn. Việc tham gia các hoạt động này giúp chúng em hiểu và yêu quê hương mình hơn, đồng thời có thể làm quen được với nhiều người bạn mới ở nơi mình sinh sống và gần gũi với các cô, các bác hàng xóm hơn.

+ Tranh 4:

 

 

 

 


Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác