Soạn giáo án HĐTN 4 (bản 1) chân trời sáng tạo Chủ đề 2: An toàn trong cuộc sống của em - Tuần 5

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 1) Chủ đề 2: An toàn trong cuộc sống của em - Tuần 5 sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG CỦA EM

TUẦN 5:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại.
  • Nhận biết những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi với bạn về những nguy cơ bị xâm hại, thảo luận về đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ bị xâm hại.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lí những tình huống về phòng tránh bị xâm hại.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết được nguy cơ bị xâm hại và cách phòng tránh.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những hành động phòng tránh bị xâm hại.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Tranh, video liên quan đến bài học ở Hoạt động 2, Sinh hoạt lớp Tuần 5
  • Giấy A0, bút dạ, băng dính giấy hoặc nam chấm dính bảng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Chương trình “An toàn trong cuộc sống”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu:

- HS tìm hiểu về những tình huống có khả năng bị xâm hại và cách phòng tránh.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS tham gia chương trình “An toàn trong cuộc sống” theo kế hoạch nhà trường.

- GV yêu cầu các lớp chọn ra các HS để tham gia diễn tiểu phẩm về phòng tránh bị xâm hại.

- GV phân công HS tham gia tập diễn trước giờ chào cờ và trình diễn trong giờ chào cờ.

- GV nhắc nhở các em chú ý lắng nghe để trao đổi lại trước lớp về các nội dung, hoạt động sẽ triển khai trong chương trình “An toàn trong cuộc sống”.

- GV nhấn mạnh: Các em có cảm nhận gì sau khi xem xong tiểu phẩm trên?

- GV kết luận cho HS về ý nghĩa của chương trình “An toàn trong cuộc sống”: Chương trình An toàn trong cuộc sống giúp các em nhận biết về những nguy cơ bị xâm hại và cách phòng tránh thông qua tiểu phẩm.

 

 

 

 

- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.

- Các lớp chọn ra các HS có năng khiếu để tham gia diễn tiểu phẩm.

- HS tập diễn theo phân công của GV.

 

 

 

 

- HS chăm chú lắng nghe.

 

 

- HS nêu cảm nhận.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại – Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chim cánh cụt” trong vòng 5 phút.

- GV yêu cầu HS đứng thành vòng tròn và phổ biến cách chơi và luật chơi cho HS:

+ Cách chơi: HS đứng thành vòng tròn, hai tay để thẳng theo thân người, bàn tay xòe ra, một HS ở giữa làm chim cánh cụt, hai tay chống vào hông.

+ Luật chơi:

Ÿ Bạn làm “Chim cánh cụt” sẽ di chuyển theo dáng đi của chim cánh cụt và bạn đó chạm vào ai thì người đó sẽ bị biến thành chim cánh cụt.

Ÿ Bạn mới bị biến thành chim cánh cụt sẽ cùng bạn “chim cánh cụt” ban đầu tiếp tục di chuyển trong vòng tròn để chạm vào người khác.

Ÿ Nhiệm vụ của những bạn đứng ở vòng tròn là phải di chuyển theo khu vực quy định để mình không bị bạn “chim cánh cụt” chạm vào người.

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi:

+ Trong trò chơi vừa rồi, em có bị ai động chạm hay em có động chạm vào ai không?

+ Nếu có, thì cảm giác của em như thế nào?

+ Theo em, thế nào là động chạm tốt? Thế nào là động chạm xấu?

- GV tổng kết và dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống, có những tình huống có nguy cơ bị xâm hại nên chúng ta phải phòng tránh. Vậy làm cách nào để nhận diện những tình huống đó, những đối tượng nào có nguy cơ gây hành động xâm hại, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay – Chủ đề 2 – Tuần 5 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại – Tìm hiểu những đối tượng, hoàn cảnh có nguy cơ gây hành động xâm hại

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách nhận diện tình huống có nguy cơ bị xâm hại.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ1 – SGK tr.16 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.

- GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS) và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về nguy cơ bị xâm hại và trình bày kết quả thảo luận trên giấy A0.

- GV gọi 3 – 4 nhóm chia sẻ trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

- GV chốt lại ý kiến của các nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV tiếp tục mời HS đọc Nhiệm vụ 2 – HĐ1 – SGK tr.16.

- GV cho HS xem video sau: youtu.be/edfDGReh-AI (0:51 – 5:50)

- GV đặt câu hỏi: Trong video trên, hành vi nào của chú hàng xóm được coi là xâm hại trẻ em?

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

- HS nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và chuẩn bị vào tiết học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

 

- HS trao đổi với các bạn trong nhóm.

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Những nguy cơ bị xâm hại là:

+ Khi đi học về một mình vào buổi tối.

+ Khi đi một mình nơi vắng vẻ.

+ Khi đi theo bạn bè, người lạ,… mà không báo cho gia đình, người thân.

+ Khi ở nhà một mình.

+ Khi kết bạn với người lạ trên mạng xã hội.

+ Khi tham gia những trang mạng xã hội có nội dung không lành mạnh.

+ Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người thân trong gia đình.

+ Thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi.

+ Thiếu kiến thức, kĩ năng phòng tránh xâm hại.

+ Hạn chế trong nhận thức các hành vi xâm hại.

+ Thiếu hiểu biết về pháp luật.

- HS đọc hiểu nhiệm vụ.

 

- HS xem video.

 

- HS trả lời:

 

 

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác