Soạn giáo án HĐTN 4 (bản 1) chân trời sáng tạo Chủ đề 1: Em lớn lên cùng mái trường mến yêu - Tuần 4
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 1) Chủ đề 1: Em lớn lên cùng mái trường mến yêu - Tuần 4 sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 4:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được khả năng điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết các loại cảm xúc, suy nghĩ; điều chỉnh được cảm xúc, suy nghĩ của mình và thể hiện sự tự tin trước đông người;
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
- Phẩm chất
- Nhân ái: Nhận diện được các loại cảm xúc khác nhau và điều chỉnh được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và của nhà trường.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Văn nghệ theo chủ đề “Em lớn lên cùng mái trường mến yêu”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động Vui Trung thu theo kế hoạch của nhà trường. b. Cách tiến hành - GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình. - GV Tổng phụ trách phân công mỗi lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Em lớn lên cùng mái trường mến yêu”. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm tham gia văn nghệ theo chủ đề “Em lớn lên cùng mái trường mến yêu”. - GV yêu cầu HS: Khi tham gia tiết sinh hoạt cần có thái độ nghiêm túc, tập trung và luôn động viên các bạn khi có tiết mục biểu diễn bằng cách vỗ tay tán thưởng. - GV tổ chức cho HS tham gia biểu diễn các tiết mục theo chủ đề “Em lớn lên cùng mái trường mến yêu” theo kế hoạch của nhà trường. - GV cho HS chia sẻ nhóm đôi về điều em cảm thấy thích thú nhất khi tham gia hoạt động này. |
- HS tham gia với sự phân công của GV. - HS chuẩn bị tiết mục.
- HS tích cực tham gia văn nghệ theo chủ đề.
- HS tập trung và động viên các bạn.
- HS biểu diễn.
- HS chia sẻ. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống – Chia sẻ sự thay đổi sau khi điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xem video sau: youtu.be/IiBQACx_qck - GV đặt câu hỏi: + Ở trong bài hát, vui, buồn, tức giận được ví như gì? + Nếu vui thì sẽ làm gì? Nếu buồn thì làm gì? Nếu mình tức giận thì mình nên làm gì? - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các bạn khác nhận xét và bổ sung.
- GV tổng kết và dẫn dắt: Ở tiết học tuần 3 em đã tìm hiểu cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Vậy em sẽ áp dụng các đó vào điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống ra sao và sau khi điều chỉnh cảm xúc có sự thay đổi gì không? Để tìm hiểu điều đó, chúng ta cùng đi vào bài hôm nay: Chủ đề 1 – Tuần 4 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống – Chia sẻ sự thay đổi sau khi điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 7: Điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống cụ thể. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ – HĐ7 – SGK tr.13 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đọc tình huống của nhóm mình cùng trao đổi với các bạn để đưa ra cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ phù hợp. + Nhóm chẵn: Xử lí tình huống 1: Ngày mai, Hùng tham gia cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh. Dù đã chuẩn bị rất kĩ nhưng Hùng vẫn cảm thấy lo lắng. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì để vượt qua sự lo lắng đó? + Nhóm lẻ: Xử lí tình huống 2: Trong tiết Khoa học, Linh và Hoàng được giao thực hiện một nhiệm vụ. Hai bạn tranh luận với nhau về nhiệm vụ được giao. Linh nghĩ rằng cách Hoàng đưa ra không phù hợp. Nếu là Linh, em sẽ làm gì? - GV gọi 2 – 3 nhóm trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình.
- GV gọi các nhóm khác sắm vai xử lí tình huống để thấy rõ được cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của các em. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. Hoạt động 8: Chia sẻ sự thay đổi sau khi điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ sự thay đổi khi điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ8 – SGK tr.13 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ. - GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Các thành viên trong nhóm kể về những thay đổi của bản thân sau khi điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ. - GV nêu gợi ý: + Mô tả tình huống khiến em cần điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ. + Nêu cách em đã điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. + Trình bày kết quả sau khi em điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. - GV mời HS bất kì của các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV tiếp tục cho HS ghi lại những điều chỉnh mà các em học được qua chia sẻ của các bạn trong nhóm. - GV mời một số HS đọc những nội dung mà em đã viết trước lớp. - GV cho HS xem video sau để xem cách kiềm chế cơn giận của bạn nhỏ trong video: youtu.be/u7a_LOUyjLw (0:30 - 3:08) - GV đặt câu hỏi:
|
- HS xem video.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời: + So sánh: Vui: như nắng. Buồn: là hạt mưa. Giận: là tiếng sấm vang đùng. + Nếu vui thì cười lên. + Nếu buồn thì kể với bố mẹ; không nên giữ một mình. + Nếu tức giận thì đứng yên, hít thở. - GV lắng nghe.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS đọc hiểu tình huống và thảo luận theo nhóm.
- HS xử lí tình huống: Gợi ý: - Tình huống 1: + Em có thể tập thể dục, đi dạo để giảm bớt căng thẳng, lo lắng. + Tập hít thở thật sâu, uống một cốc nước mát để giảm sự căng thẳng. + Ăn uống khoa học, lành mạnh và đi ngủ đúng giờ để có một sức khỏe tốt chuẩn bị cho cuộc thi ngày mai. - Tình huống 2: Nếu là Linh, em sẽ: + Phân tích những điểm tốt và điểm chưa tốt trong cách làm của Hoàng để bạn nhận ra cách làm có hợp lí hay không. + Trình bày và giải thích cho bạn nghe về những mặt tốt và chưa tốt trong cách làm của mình. + Hai bạn cùng giữ bình tĩnh, ngồi xuống và thảo luận kĩ càng để đưa ra cách làm cuối cùng tốt nhất. - HS các nhóm còn lại sắm vai xử lí tình huống.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS hình thành nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
- HS lắng nghe gợi ý.
- HS chia sẻ: Gợi ý: + Tình huống: Em hẹn bạn cùng đi đá bóng nhưng đợi mãi không thấy bạn đến nên em đã rất bực bội. + Cách điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ của bản thân: Em nghĩ rằng bạn bị hỏng xe hoặc gặp vấn đề trên đường đến chỗ hẹn. Em hít thở thật sâu để tâm trạng bình tĩnh hơn. + Kết quả: Em bình tĩnh và đợi bạn thêm một lúc nữa. Nếu bạn chưa đến thì em sẽ đi một mình và hỏi bạn lý do sau. - HS ghi lại những ý kiến của các bạn khác.
- HS chia sẻ.
- HS xem video.
- HS lắng nghe câu hỏi.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2