Siêu nhanh giải bài 33 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Giải siêu nhanh bài 33 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Giải siêu nhanh Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều phù hợp với mình.

BÀI 33. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Quan sát hình 32.1d và 32.3c, nêu sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển. Cho biết tên hình thức sinh sản của cá

Trả lời:

Cá: cần phải có sự giao phối giữa cá thể đực và cá thể cái. 

Sao biển: chỉ là tách 1 phần từ bộ phận của mẹ sau đó phát triển và hoàn thiện dần thành một cá thể con mới giống hệt mẹ

Cá: sinh sản hữu tính (đẻ trứng) 

Sao biển : sinh sản vô tính (Phân mảnh)

I. KHÁI NIỆM SINH SẢN HỮU TÍNH

Câu 1: Lập bảng so sánh sinh sản vô tính và hữu tính theo gợi ý. 

Trả lời:

Điểm giống: tạo ra các cá thể mới từ các thể ban đầu

Điểm khác:

II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA

Câu 2: Quan sát hình 33.1, mô tả các bộ phận của hoa lưỡng tính.

Trả lời:

Đài hoa, cánh hoa, nhị hoa, nhuỵ hoa, noãn hoa

Câu 3: Quan sát hình 33.2, nêu đặc điểm của hoa đơn tính. Phân biệt hoa đơn tính với hoa lưỡng tính

Trả lời:

Đặc điểm: Mỗi bông hoa chỉ chứa duy nhất một cơ quan sinh sản là đực hoặc cái

Phân biệt:

Hoa đơn tính chứa các cơ quan sinh sản đực và cái trong hoa riêng biệt è hai cơ thể khác nhau

Hoa lưỡng tính: chứa các cơ quan sinh sản đực và cái trong cùng một bông hoa

Câu hỏi 1: Hãy lấy thêm ví dụ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Trả lời:

Đơn tính: hoa bưởi, hoa cam, hoa lúa, hoa chuối,…

Lưỡng tính: hoa mướp, hoa bí, hoa ngô, hoa su su,…

Vận dụng 1

Câu hỏi: Quan sát 3-5 bông hoa của các loài cây khác nhau, xác định các bộ phận cấu tạo của hoa. Lập bảng về các đặc điểm mỗi bộ phận theo gợi ý trong bảng 33.2. 

Trả lời:

Tên Màu sắc Số cánh hoaSố nhị Nhụy hoa (có/không)Hoa đơn tính/lưỡng tính
Hoa bưởiTrắng525,8 ± 1,15 nhị/hoaKhôngĐơn tính
Hoa hồngĐỏ35Nhiều nhịLưỡng tính
Hoa senHồng8Nhiều nhịLưỡng tính

Câu 4: Quan sát hình 33.3, nêu sự khác nhau giữa tự thụ phấn và thụ phấn chéo. 

Trả lời:

Tự thụ phấn là quá trình giao phối xảy ra ở giữa hai bông hoa của cùng một cây, trong phấn hoa này được chuyển từ bao phấn sang nhụy.

Thụ phấn chéo là quá trình lai xa giữa hai loài thực vật cùng loài và các loài hoa khác nhau, trong đó cũng các hạt phấn được chuyển từ bao phấn sang nhụy. Phải nhờ tác động của nhân tố khác

Câu 5: Lấy ví dụ về hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ sâu bọ, nhờ con người. 

Trả lời:

Nhờ gió:ngô, hoa bồ công anh, lúa

Nhờ sâu bọ: hoa cam, bưởi

Nhờ con người: hoa bí, bầu, mướp

Câu hỏi 2: Giải thích vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây

Trả lời:

Vì có những loài thực vật không thể tự thụ phấn được mà cần nhờ đến các loài côn trùng, thụ phấn tự nhiên tỉ lệ không thành công cao, năng suất và chất lượng kém hơn

Vận dụng 2

Câu hỏi: Vì sao ở các vườn trồng cây như nhân, vải, xoài người ta thường kết hợp nuôi ong? 

Trả lời:

Ong giúp thụ phấn cho cây, tăng số lượng hoa được thụ phấn, tăng hiệu suất ra quả của cây

Câu 6: Quan sát hình 33.4 trình bày sự hình thành quả cà chua

Trả lời:

Sau khi được thụ tinh noãn phát triển thành hạt và bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt. Hạt chứa phôi phát triển thành cơ thể mới.

Câu hỏi 3: Trình bày quá trình thụ phấn, thụ tinh và sự hình thành hạt, quả.

Trả lời:

Thụ phấn: hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy. Có hai hình thức là thụ phấn chéo và tự thụ phấn.

Thụ tinh: kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử, phát triển thành phôi, hình thành cơ thể mới.

Sự hình thành hạt, quả: Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt và bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt. Hạt chứa phôi phát triển thành cơ thể mới.

Vận dụng 3

Câu 1: Nêu vai trò của quả và hạt đối với thực vật, động vật và con người

Trả lời:

Thực vật, động vật:

Quả chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp hạt phát tán.

Quả chín biến đổi màu sắc, xuất hiện mùi vị, hương thơm hấp dẫn động vật ăn quả giúp cho sự phát tán nòi giống.

Con người: Quả nhiều loài cây chứa các chất dinh dưỡng quý giá, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người.

III. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Câu 7: Mô tả khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật. Lấy ví dụ ở động vật đẻ con và động vật đẻ trứng

Trả lời:

Hình thành tinh trùng và hình thành trứng -> Thụ tinh tạo thành hợp tử ->Hợp tử phát triển thành phôi hình thành cơ thể mới.

Ví dụ:

Đẻ con: chó đực và cáí giao phối với nhau. Tinh trừng con đực gặp trứng con cái tạo thành phôi thai, phôi thai phát triển thành con non mới và được đẻ ra.

Đẻ trứng: gà trống và gà mái giao phối với nhau. Tinh trùng gà trống hợp với trứng gà mái tạo thành hợp từ là trứng gà được đẻ ra, phát triển thành gà con

Câu hỏi 4: Lấy ví dụ động vật đẻ trứng, động vật đẻ con và cho biết các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đó.

Trả lời:

Đẻ con: chó, mèo, lợn, cá voi,…

Đẻ trứng: gà, chim, cá, ếch, rắn,…

Giai đoạn của quá trình sinh sản ở gà:

Hình thành tinh trùng và trứng

Trứng và tinh trùng kết hợp tạo thành hợp tử

Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành cơ thể mới.

Câu 8: Quan sát hình 33.5, Nêu các giai đoạn của quá trình sinh sản ở người. 

Trả lời:

Tinh trùng ở giới nam kết hợp với trứng ở giới nữ được thụ tinh thành hợp tử. Theo ngày tháng, hợp tử phát triển thành phôi thai và phát triển thành một em bé và được sinh ra

Vận dụng 4

Câu hỏi: Nêu ưu điểm của việc mang thai và sinh con ở động vật có vú so với đẻ trứng ở các loài động vật khác.

Trả lời:

Phôi được nuôi dưỡng và bảo vệ tốt, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ được vận chuyển qua nhau thai để nuôi dưỡng bào thai, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp cho sự phát triển của phôi.

Câu 9: Nêu một số ứng dụng sinh sản hữu tính trong thưc tiễn và cho ví dụ minh hoạ

Trả lời:

Lai tạo và chọn lọc những giống lúa, ngô cho năng suất cao, bò cho sữa với chất lượng tốt, lợn cho tỉ lệ nạc cao.

Vận dụng 5

Câu hỏi: Vì sao nói sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn thay đổi và tạo nên sự đa dạng di truyền cho các thế hệ sau?

Trả lời:

Cơ sở của sinh sản hữu tính là sự giảm phân, từ đó, làm tăng tính biến dị di truyền ở thế hệ con. Thông qua giảm phân và sự thụ tinh ngẫu nhiên, nhiều tổ hợp gen khác nhau sẽ được hình thành từ một số ít bộ gen ban đầu. Mức biến dị di truyền của một quần thể càng lớn thì khả năng thích nghi với môi trường biến động ngày càng cao. Khi môi trường thay đổi hoàn toàn và đột ngột, những cá thể con mang tổ hợp di truyền biến dị mới có khả năng thích nghi tốt hơn những cá thể con có kiểu gen đồng nhất và giống hệt bố mẹ.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 33, Giải bài 33 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều, Siêu nhanh Giải bài 33 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác