Siêu nhanh giải bài 35 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Giải siêu nhanh bài 35 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Giải siêu nhanh Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 35. SỰ THỐNG NHẤT VỀ CẤU TRÚC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG TRONG CƠ THỂ SINH VẬT 

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Quan sát hình 35.1, cho biết hoạt động của những người đang chạy cần có sự phối hợp hoạt động của những cơ quan nào. quá trình nào trong cơ thể? 

Trả lời:

- Hệ vận động (cơ, xương,..), hệ tuần hoàn (tim đập, các mạch máu vận chuyển máu,…), hệ hô hấp (hít vào thở ra,..), hệ thần kinh (mắt nhìn,….), hệ bài tiết (tiết mồ hôi,…),…

- Quá trình: chuyển hóa vật chất và năng lượng (tạo ra năng lượng để thực hiện chạy), trao đổi chất, bài tiết,…

I. SỰ THỐNG NHẤT CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG TRONG CƠ THỂ

Câu 1: Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể

Trả lời:

Vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống. 

Vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là: trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.

Câu 2: Lấy ví dụ chứng minh về sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể.

Trả lời:

Trong cơ thể sinh vật, các hoạt động sống tác động qua lại, trong đó trao đổi chất gắn liền với chuyển hoá năng lượng. Nhờ trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng mà cơ thể có thể phát triển tốt. Ở thực vật quá trình quang hợp chiụ ảnh hưởng từ quá trình hút nước, vận chuyển nước từ rễ lên thân cây và lá. Ngược lại lá quang hợp cung cấp chất hữu cơ nuôi sống cơ thể.

Câu 3: Quan sát hình 35.2,nêu mối quan hệ trong các hoạt động sống của cơ thể sinh vật 

Trả lời:

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có tác động qua lại với sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển.

Câu 4: Vì sao trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sống khác?

Trả lời:

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng sản sinh ra các chất chất cần thiết đi nuôi sống cơ thể, đào thải các chất không cần thiết ra bên ngoài tạo cho cơ thể sống có đủ năng lượng cho sinh sản, sinh trưởng và phát triển

Câu hỏi 1: Quan sát hình 35.5, cho biết các hình a, b, c, d thể hiện hoạt động sống nào ở cây mướp đắng (khổ qua). Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

Trả lời:

a: hoạt động sinh trưởng

b: hoạt động quang hợp

c: cây phát triển nhờ tính hướng tiếp xúc.

d: Cây ra hoa, kết quả

Mối quan hệ: Rễ cây hút nước, nhờ ánh sáng mặt trời để thực hiện quanh hợp => Cây trao đổi chất với môi trường để sinh trưởng và phát triển => Phản ứng lại các kích thích từ môi trường => Cây phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ ra hoa, tạo quả.

Câu hỏi 2: Quan sát hình 35.4, lấy ví dụ cho mỗi hoạt động sống ở chó. Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

Trả lời:

Ví dụ: 

Sinh trưởng và phát triển: Chó con sau một thời gian bú mẹ và được cung cấp các chất dinh dưỡng => cơ thể sinh trưởng lớn lên.

Trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng: Chó ăn thức ăn, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để duy trì sự sống.

Cảm ứng: não bộ nhận được các tín hiệu từ môi trường => phản xạ với những kích thích nhận được => thích nghi (trời nóng, nhiệt độ cao, chó lè lưỡi, thở mạnh để cân bằng nhiệt độ cơ thể,…)

Sinh sản: tiến hành giao phối => bào thai được hình thành ở chó cái => sinh sản.

=> tác động qua lại, hoạt động trao đổi chất gắn liền với chuyển hóa năng lượng, nhờ chuyển hóa năng lượng, cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản.

Vận dụng 1

Câu hỏi: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người

Trả lời:

Con người hít thở, ăn uống, trao đổi chất với môi trường => tạo ra các chất cần thiết để duy trì hoạt động của các tế bào trong cơ thể, giúo cơ thể phát triển => cơ thể ngày một lớn lên => các bộ phận trên cơ thể phối hợp hoạt động, phản ứng lại những kích thích từ môi trường => khi phát triển đến một giai đoạn nhất định, cơ thể sẽ có chức năng sinh sản => tiến hành thụ tinh, tạo ra hợp tử => sinh sản.

Câu hỏi 3: Nêu biểu hiện và vai trò của bốn hoạt động sống đặc trưng cho cơ thế sinh vật theo bảng 35.1

Trả lời:

Các hoạt động sống đặc trưng

Biểu hiện

Vai trò

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết, tích lũy năng lượng

Cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể, giúp duy trì sự sống

Cảm ứng

Phản ứng lại các kích thích từ môi trường

Bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi của môi trường

Sinh trưởng và phát triển

Số lượng tế bào tăng lên => tăng kích thước, các bộ phận cơ thể dần phát triển.

Cơ thể lớn lên.

Sinh sản

- Thực vật: Ra hoa, kết quả.

- Động vật: sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái => hợp tử => phát triển thành cơ thể mới.

Duy trì nòi giống.

II. SỰ THỐNG NHẤT GIỮA TẾ BÀO, CƠ THỂ VỚI MÔI TRƯỜNG.

Câu 5: Quan sát hình 35.5 phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động trong tế bào và cơ thể. Từ đó chứng minh mối quan hệ giữa tế bào cơ thể với môi trường. 

Trả lời:

Các hoạt động sống ở cấp tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp cơ thể . Các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào. Các hoạt động sống trong tế bào gồm: trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, cảm ứng làm tế bào lớn lên, phân chia hình thành tế bào mới.

Câu hỏi 4: Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường ở thực vật và động vật?

Trả lời:

Tế bào tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài => Lấy các chất cần thiết từ môi trường => thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng => tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động, cung cấp các sản phẩm tổng hợp cho tế bào, đồng thời thải ra môi trường các chất không cần thiết (thải ra khí carbonic, nước tiểu, mồ hôi và các sản phẩm khác) => Tế bào lớn lên => Phân chia thành tế bào mới => Cơ thể sinh trưởng, phát triển.

Câu hỏi 5: Vì sao nói cơ thể là một thể thống nhất?

Trả lời:

Vì các hoạt động sống ở cấp độ tế bào và cấp độ cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động ở cấp độ cơ thể. Các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 35, Giải bài 35 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều, Siêu nhanh Giải bài 35 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác