Siêu nhanh giải bài 10 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Giải siêu nhanh bài 10 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Giải siêu nhanh Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 10. BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Các vật xung quanh ta có thể phát ra âm to nhỏ khác nhau. Khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ?
Trả lời:
To khi sóng âm truyền đến tai với biên độ lớn.
Nhỏ khi sóng âm truyền đến tai với biên độ nhỏ.
I. BIÊN ĐỘ VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM.
Câu 1: Khi gẩy mạnh dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ?
Trả lời:
To.
Vận dụng
Câu hỏi 1: Đặt một ít mảnh vụn giấy hoặc xốp nhẹ lên mặt trống rồi dùng dùi trống đánh vào mặt trống. Các mảnh vụn nảy lên cao hay thấp khi em đánh trống mạnh, nhẹ? Tiếng trống nghe to hay nhỏ khi các mảnh vụn nảy lên cao, thấp?
Trả lời:
Khi đánh mạnh: vụn giấy (xốp) nảy lên cao, tiếng trống nghe to.
Khi đánh nhẹ: vụn giấy (xốp) nảy lên thấp, tiếng trống nghe nhỏ.
II. TẦN SỐ VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
1. Tần số
Câu 2: Trái tim của một người đập 72 lần trong một phút. Trái tim của người này đập với tần số là bao nhiêu?
Trả lời:
1 phút = 60 giây
72 : 60 = 1,2 Hz
Câu hỏi 1: Dùng các dụng cụ của trường em như ở hình 10.3, kiểm tra tần số của âm thoa. So sánh giá trị hiện thị ở đồng hồ đo điện đa năng với giá trị tần số ghi trên âm thoa.
Trả lời:
Giá trị hiện thị ở đồng hồ đo điện đa năng bằng giá trị tần số ghi trên âm thoa.
2. Độ cao của âm
Thí nghiệm
Cho hai thước thép đàn hồi có chiều dài khác nhau. Cố định một đầu hai thước thép đàn hồi có chiều dài khác nhau trên mặt một hộp gỗ. Lần lượt bật nhẹ đầu tự do để thước dao động (H10.4). Quan sát dao động và lắng nghe âm thanh phát ra.
Phần tự do của thước nào dao động nhanh hơn?
So sánh xem thước nào phát ra âm trầm hơn, thước nào phát ra âm bổng hơn?
Trả lời:
Thước dài hơn phát ra âm bổng hơn. Thước ngắn phát ra âm trầm hơn.
Câu hỏi 2: Ở mỗi âm thoa đều có ghi tần số âm thanh mà nó có thể phát ra. Gõ vào các âm thoa khác nhau, lắng nghe âm phát ra và đọc số ghi tần số trên âm thoa để rút ra nhận xét về liên hệ giữa độ cao và tần số của âm do âm thoa phát ra.
Trả lời:
Tần số càng lớn, âm phát ra càng cao
Tần số càng nhỏ, âm phát ra càng thấp
Vận dụng
Câu hỏi 2: Dùng kéo cắt phẳng một đầu ống hút có một đầu vát, cẩn thận khoét các lỗ nhỏ trên đầu ống hút (hình 10.5), (có thể dùng một chiếc đinh được nung nóng để dùi lỗ trên ống hút). Thổi vào đầu vát của ống hút, trong khi dùng ngón tay bịt rồi mở các lỗ và để ý xem độ cao của âm thanh thay đổi như thế nào. Đầu tiên bịt tất cả các lỗ, sau đó mở từng lỗ một, bắt đầu từ đầu xa miệng và di chuyển lại gần miệng.
a) Việc bịt và để hở các lỗ trên ống hút có ảnh hưởng đến độ cao của âm thanh tạo ra không?
b) Khi mở dần từng lỗ, bắt đầu từ đầu bằng của ống, độ cao của âm tăng lên hay giảm dần?
Trả lời:
Có.
Tăng lên.
Tìm hiểu thêm
Câu hỏi: Thông thường, người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20 000Hz.
Những âm có tần số dưới 20Hz được gọi là hạ âm. Những âm có tần số lớn hơn 20 000Hz được gọi là siêu âm. Một số con vật có thể nghe được hạ âm (chim bồ câu, tê giác Sumatra,...) và siêu âm (dơi, cá voi,...).
Một con lắc như hình 10.2 thực hiện một dao động trong 2s. Tại sao ta không nghe được âm thanh mà con lắc này phát ra khi dao động?
Trả lời:
Vì tần số dao động của con lắc thuộc dải hạ âm.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 10, Giải bài 10 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều, Siêu nhanh Giải bài 10 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Bình luận