Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều bài 10 Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 bài 10 Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm?
- A. Độ đàn hồi của nguồn âm.
- B. Biên độ dao động của nguồn âm.
C. Tần số của nguồn âm.
- D. Đồ thị dao động của nguồn âm.
Câu 2: Để thay đổi tần số dao động của dây đàn, người chơi đàn ghi ta phải thực hiện thao tác nào dưới đây?
- A. Gảy vào dây đàn mạnh hơn.
B. Thay đổi vị trí bấm phím đàn.
- C. Thay đổi tư thế ngồi.
- D. Tì thân đàn sát vào thân người.
Câu 3: Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi đặc trưng nào của sóng âm phát ra?
- A. Độ to.
B. Độ cao.
- C. Tốc độ lan truyền.
- D. Biên độ.
Câu 4: Đơn vị của tần số là
- A. dB.
- B. m.
C. Hz.
- D. m/s.
Câu 5: Càng lên cao nói chuyện càng khó nghe hơn vì sao?
- A. Vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm
- B. Vì càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm
C. Vì càng lên cao không khí càng loãng
- D. Vì càng lên cao gió thổi càng mạnh
Câu 6: Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động ký. Độ dài của đoạn nào mô tả biên độ âm?
- A. (1).
B. (2).
- C. (3).
- D. (4).
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.
- B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định.
- C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm.
- D. Âm sắc là một đặc tính của âm.
Câu 8: Trong các trường hợp dưới đây, khi nào vật phát ra âm to hơn?
- A. Khi tần số dao động lớn hơn.
B. Khi vật dao động mạnh hơn.
- C. Khi vật dao động nhanh hơn.
- D. Khi vật dao động yếu hơn.
Câu 9: Biên độ dao động là
- A. Số dao động trong một giây
- B. Độ lệch so với vị trí ban đầu của vật trong một giây
C. Độ lệch lớn nhất so với trí cân bằng khi vật dao động
- D. Khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được
Câu 10: Khi nào ta nói âm phát ra âm bổng?
- A. Khi âm phát ra có tần số thấp.
B. Khi âm phát ra có tần số cao.
- C. Khi âm nghe nhỏ.
- D. Khi âm nghe to.
Câu 11: Khái niệm nào về biên độ dao động là đúng?
- A. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí gần nhau nhất.
- B. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất.
C. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.
- D. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí gần nhất của chuyển động.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra cao.
- B. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra thấp.
- C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng thấp.
D. Âm phát ra thấp tức là tần số dao động nhỏ, vật dao động chậm.
Câu 13: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động?
- A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây.
B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giây.
- C. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giờ.
- D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong một ngày.
Câu 14: Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn sóng ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra?
- A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm.
- B. Do không khí bên trên mặt nước không dao động.
- C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn.
D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ.
Câu 15: Tai ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gta gõ nhẹ là do
- A. Gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn
B. Gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống tăng
- C. Gõ mạnh làm thành trống dao động mạnh hơn
- D. Gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn
Câu 16: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:
A. 40 dB
- B. 50 dB
- C. 60 dB
- D. 70 dB
Câu 17: Hãy dùng một chiếc đũa và ba cái nắp vung (nắp nồi) được làm bằng cùng loại vật liệu nhưng có kích cỡ khác nhau để tạo ra âm thanh. Lần lượt gõ vào nắp, đo và ghi lại đường kính nắp. Âm thanh phát ra từ nắp vung nào nghe bổng nhất?
- A. Nắp có đường kính lớn nhất cho âm bổng nhất.
B. Nắp có đường kính nhỏ nhất cho âm bổng nhất.
- C. Nắp có đường kính không lớn nhất, không nhỏ nhất cho âm bổng nhất.
- D. Cả 3 cho âm như nhau.
Câu 18: Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra
A. Biên độ âm
- B. Tần số âm
- C. Tốc độ truyền âm
- D. Môi trường truyền âm
Câu 19: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?
- A. Tay bác bảo vệ gõ trống.
- B. Dùi trống.
C. Mặt trống.
- D. Không khí xung quanh trống.
Câu 20: Khi nào âm phát ra trầm
A. Khi âm phát ra có tần số thấp
- B. Khi âm phát ra có tần số cao
- C. Khi âm nghe nhỏ
- D. Khi âm nghe to
Câu 21: Một vật thực hiện dao động với tần số 8 Hz. Hỏi trong 15 giây vật thực hiện được bao nhiêu dao động?
- A. 15 dao động.
- B. 20 dao động.
- C. 12 dao động.
D. 120 dao động.
Câu 22: Trong 20s một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu?
- A. 500 Hz.
- B. 20 Hz.
C. 250 Hz.
- D. 100 000 Hz.
Câu 23: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?
- A. Trong 30 s, con lắc thực hiện được 1 500 dao động.
- B. Trong 10 s, mặt trống thực hiện được 1 000 dao động.
C. Trong 2 s, dây đàn thực hiện được 988 dao động.
- D. Trong 15 s, dây cao su thực hiện được 1 900 dao động.
Câu 24: Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu?
A. 512 Hz.
- B. 8,5 Hz.
- C. 1 024 Hz.
- D. 256 Hz.
Câu 25: Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút. Tần số mổ của con gà đó là
A. 1 Hz.
- B. 30 Hz.
- C. 60 Hz.
- D. 120 Hz.
Xem toàn bộ: Giải bài 10 Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm
Bình luận