Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều bài 14 Nam châm

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 bài 14 Nam châm - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? 

  • A. Khi hai cực Bắc để gần nhau 
  • B. Khi để hai cực khác tên gần nhau. 
  • C. Khi hai cực Nam để gần nhau 
  • D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau

Câu 2: Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng nào?

  • A. Đông - Tây.
  • B. Tây - Bắc.
  • C. Đông - Nam.
  • D. Bắc - Nam.

Câu 3: Đâu là ứng dụng của nam châm trong đời sống?

  • A. Giúp lọc bỏ đồng ra khỏi hỗn hợp đồng, sắt.
  • B. Giúp phân biệt được vật liệu bằng thép và bạc.
  • C. Giúp phân biệt được thanh nam châm và miếng sắt.
  • D. Cả ba phương án trên.

Câu 4: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

  • A. Ở phần giữa của thanh.
  • B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
  • C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
  • D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?

  • A. Mọi nam châm luôn có hai cực.
  • B. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
  • C. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
  • D. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.

Câu 6: Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì?

  • A. La bàn.
  • B. Nam châm.
  • C. Kim chỉ nam.
  • D. Vật liệu từ.

Câu 7: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Dùng kéo.
  • B. Dùng nam châm.
  • C. Dùng kìm.
  • D. Dùng panh.

Câu 8: Một nam châm có đặc tính nào dưới đây? 

  • A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ 
  • B. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt 
  • C. Có thể hút các vật bằng sắt
  • D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt

Câu 9: Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?

  • A. 1 cực.
  • B. 2 cực.
  • C. 3 cực.
  • D. 4 cực.

Câu 10: Xác định cực của kim nam châm ở hình vẽ

Xác định cực của kim nam châm ở hình vẽ

  • A. Đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam.
  • B. Đầu bên phải của kim nam châm là cực Bắc.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 11: Nam châm có thể hút vật nào sau đây?

  • A. Nhôm.
  • B. Đồng.
  • C. Gỗ.
  • D. Thép.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì.
  • B. Cực bắc thanh nam châm hút cực bắc của thanh nam châm khác.
  • C. Nam châm có thể hút vật được làm từ vật liệu từ.
  • D. Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.

Câu 13: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì

  • A. Trái Đất hút mọi vật về phía nó.
  • B. kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam.
  • C. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực.
  • D. ở Trái Đất có nhiều quặng sắt.

Câu 14: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

  • A. Vật liệu bị hút.
  • B. Vật liệu có từ tính.
  • C. Vật liệu có điện tính.
  • D. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 15: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì

  • A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
  • B. cả hai nửa đều mất từ tính.
  • C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.
  • D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.

Câu 16: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? 

  • A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 
  • B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 
  • C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm
  • D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Câu 17: Trong những vật liệu sau đây, nam châm không hút vật liệu nào?

  • A. Nhôm.
  • B. Niken.
  • C. Coban.
  • D. Gađolini.

Câu 18: Trong những vật liệu sau đây, nam châm không hút vật liệu nào?

  • A. Nhôm.
  • B. Niken.
  • C. Coban.
  • D. Gađolini.

Câu 19: Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm.

  • A. Hai từ cực khác tên thì hút nhau.
  • B. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 20: Chọn các phát biểu sai.

a) Nam châm hình trụ chỉ có một cực.

b) Các cực cùng tên thì đẩy nhau.

c) Thanh nam châm khi để tự do luôn nào chỉ hướng Bắc-Nam.

d) Cao su là vật liệu có từ tính.

e) Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn.

  • A. a), b), c)
  • B. b), d), e)
  • C. a), d), e)
  • D. b), c), e)

Câu 21: Nam châm hút mạnh nhất ở vị trí nào?

Nam châm hút mạnh nhất ở vị trí nào?

  • A. (1).
  • B. (2).
  • C. (3).
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 22: Chọn phát biểu sai

Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta phải bảo quản nam châm như thế nào?

  • A. Không nung nóng nam châm hoặc đặt nam châm ở nơi có nhiệt độ cao.
  • B. Không bẻ gãy, tránh làm va đập nam châm.
  • C. Nên đặt nam châm vào môi trường nước.
  • D. Nên đặt một thanh sắt non nối hai từ cực của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau.

Câu 23: Hai nam châm được đặt như sau:

Hai nam châm được đặt như sau:

Thanh nam châm (2) lơ lửng ở trên thanh nam châm (1) là do:

  • A. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau.
  • B. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau.
  • C. Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau.
  • D. Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau.

Câu 24: Có bao nhiêu phát biểu sai.

a) Nam châm hình trụ chỉ có một cực.

b) Các cực cùng tên thì đẩy nhau.

c) Thanh nam châm khi để tự do luôn chỉ hướng bắc – nam.

d) Cao su là vật liệu có từ tính.

e) Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 25: Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy xác định tên hai cực của nam châm dưới đây?

Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Hãy xác định tên hai cực của nam châm dưới đây?

  • A. A là cực Bắc, B là cực Nam.
  • B. A là cực Nam, B là cực Bắc.
  • C. A và B đều là cực Bắc.
  • D. A và B đều là cực Nam.

Xem đáp án

Xem toàn bộ: Giải bài 14 Nam châm


Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác