Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều bài 11 Phản xạ âm
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 bài 11 Phản xạ âm - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn đáp án đúng.
- A. Các vật mềm, xù xì thì phản xạ âm kém.
- B. Các vật cứng, nhẵn bóng thì phản xạ âm tốt.
- C. Âm thanh truyền đi, khi gặp mặt chắn đều bị phản xạ.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Các vật phản xạ âm tốt là
A. các vật cứng, có bề mặt nhẵn.
- B. các vật cứng, có bề mặt xù xì.
- C. các vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề.
- D. các vật mềm, xốp có bề mặt nhẵn.
Câu 3: Âm phản xạ có
- A. độ to nhỏ hơn âm tới.
- B. độ to bằng âm tới.
- C. độ to lớn hơn âm tới.
D. độ to bằng hoặc nhỏ hơn âm tới tùy thuộc vào môi trường truyền âm.
Câu 4: Các biện pháp nào dưới đây để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe?
- A. Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn.
- B. Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.
- C. Phân tán tiếng ồn trên đường truyền.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 5: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?
- A. Trong hang động, nếu ta nói to thì sẽ có phản xạ âm.
- B. Mọi âm thanh khi gặp vật chắn bị phản xạ trở lại đều gọi là phản xạ âm.
C. Nếu không có vật chắn, ta vẫn có thể tạo ra âm phản xạ.
- D. Trong cùng một môi trường truyền âm, vận tốc truyền âm phản xạ và vận tốc truyền âm tới là như nhau.
Câu 6: Sóng âm dội lại khi gặp vật cản là
A. Âm phản xạ.
- B. Âm tới.
- C. Siêu âm.
- D. Hạ âm.
Câu 7: Hiện tượng phản xạ âm không được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?
- A. Trồng cây xung quanh bệnh viện.
- B. Xác định độ sâu của biển.
C. Làm đồ chơi “điện thoại dây”.
- D. Làm tường phủ dạ, nhung.
Câu 8: Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm tốt là:
- A. Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương
- B. Tấm kim loại, áo len, cao su
C. Mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch
- D. Miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp
Câu 9: Trong những trường hợp dưới đây, hiện tượng nào ứng dụng phản xạ âm?
A. Xác định độ sâu của đáy biển
- B. Nói chuyện qua điện thoại
- C. Nói trong phòng thu âm qua hệ thống loa
- D. Nói trong hội trường thông qua hệ thống loa
Câu 10: Ở một số căn phòng các cửa sổ có hai lớp kính. Mục đích của biện pháp này là gì?
- A. Điều hòa nhiệt độ trong phòng
B. Ngăn tiếng ồn
- C. Làm cho cửa vững chắc
- D. Chống rung
Câu 11: Các vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt) là
- A. các vật cứng, có bề mặt nhẵn.
- B. các vật cứng, có bề mặt xù xì.
C. các vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề.
- D. các vật mềm, xốp có bề mặt nhẵn.
Câu 12: Ứng dụng của phản xạ âm là:
- A. Xác định độ sâu của biển.
- B. Trong y học dùng máy siêu âm để khám bệnh.
- C. Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ phản xạ để tìm thức ăn.
D. Cả A, B, C.
Câu 13: Vật liệu nào sau đây phản xạ âm kém nhất?
- A. Gỗ
- B. Thép
C. Len
- D. Đá
Câu 14: Sự phản xạ âm có thể gây ảnh hưởng cho người nghe, như khi đang ở trong nhà hát, trong phòng hòa nhạc. Vì vậy, trong phòng hòa nhạc, trong nhà hát người ta thường làm tường có đặc điểm như thế nào?
A. Làm tường sần sùi để giảm tiếng vang.
- B. Làm tường sần sùi để tăng tiếng vang.
- C. Làm tường phẳng và nhẵn để giảm tiếng vang.
- D. Làm tường phẳng và nhẵn để tăng tiếng vang.
Câu 15: Âm thanh nào dưới đây là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có tần số cao.
- B. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có biên độ lớn.
- C. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có biên độ lớn và tần số cao.
D. Những âm thanh to, kéo dài dội tới tai người nghe gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Câu 16: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Tiếng ồn ô nhiễm là tiếng ồn … và … làm ảnh hưởng xấu đển sức khỏe của con người.
A. To, kéo dài.
- B. Nhỏ, kéo dài.
- C. To, không kéo dài.
- D. Nhỏ, không kéo dài.
Câu 17: Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Tiếng còi xe cứu thương.
- B. Loa phát thanh vào buổi sáng.
- C. Tiếng sấm dội tới tai người trưởng thành.
D. Bệnh viện, trạm xá cạnh chợ.
Câu 18: Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:
- A. Làm trần nhà bằng xốp
- B. Trồng cây xanh
- C. Bao kín các thiết bị gây ồn
D. Cả A, B, C.
Câu 19: Khi em nghe được tiếng nói của mình vang lại trong hang động nhiều lần, điều đó có ý nghĩa gì?
- A. Trong hang động có mối nguy hiểm.
- B. Có người ở trong hang cũng đang nói to.
C. Tiếng nói của em gặp vật cản bị phản xạ và lặp lại.
- D. Sóng âm truyền đi trong hang quá nhanh.
Câu 20: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào có ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Sân trường giờ ra chơi.
- B. Làm việc bên cạnh các loại máy bào, máy khoan đang hoạt động.
- C. Lớp học ở sát đường cái có nhiều xe cộ qua lại.
D. Tất cả các trường hợp kể trên.
Câu 21: Trong các bề mặt sau đây, bề mặt vật nào có thể phản xạ âm tốt?
- A. Bề mặt của một tấm vải.
B. Bề mặt của một tấm kính.
- C. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ.
- D. Bề mặt của một miếng xốp.
Câu 22: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là:
- A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện.
- B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn chặn đường truyền âm.
- C. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo hướng khác.
D. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.
Câu 23: Để giảm ô nhiễm tiếng ồn, có thể dùng những cách nào sau đây?
(1) Ngăn chặn đường truyền âm.
(2) Dùng các vật hấp thụ âm.
(3) Dùng vật phản xạ âm để hướng âm theo các đường khác.
- A. (1) và (2).
- B. (2) và (3).
- C. (1) và (3).
D. (1), (2) và (3).
Câu 24: Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
- A. 2s
- B. 1s
C. 4s
- D. 3s
Câu 25: Hai cậu bé đứng tại hai điểm A và B trước một tòa nhà cao (Hình 14.1). Khi cậu bé đứng ở A thổi to một tiếng còi thì cậu bé đứng ở B nghe thấy hai tiếng còi cách nhau 1 s. Tốc độ truyền âm của tiếng còi là
- A. 150 m/s.
B. 300 m/s.
- C. 350 m/s.
- D. 500 m/s.
Câu 26: Để đo độ sâu của biển người ta dùng sóng siêu âm. Thời gian khi phát ra âm đến khi nhận được âm phản xạ là 5 giây. Tính độ sâu của biển? Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500 m/s.
A. 3750 (m).
- B. 375 (m).
- C. 7500 (m).
- D. 750 (m).
Câu 27: Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1,2 giây. Biết tốc độ truyền siêu âm trong nước là 1 500 m/s. Độ sâu của đáy biển là
A. 900m
- B. 1800m
- C. 3600m
- D. 450m
Câu 28: Đứng trong một hành lang dài, các một bức tường 12 m, một bạn gõ mạnh lên sàn nhà thì sau bao lâu bạn đó nghe được âm phản xạ? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
- A. 0, 71 (s).
B. 0,071 (s).
- C. 0,051 (s).
- D. 0,51 (s).
Xem toàn bộ: Giải bài 11 Phản xạ âm
Bình luận