Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để đo tốc độ chuyển động ta cần sử dụng các dụng cụ gì?

  • A. Dụng cụ đo độ dài.
  • B. Dụng cụ đo thời gian.
  • C. Dụng cụ đo khối lượng.
  • D. Cả A và B.

Câu 2: Dụng cụ dùng để đo tốc độ của các phương tiện giao thông trên xe máy, ô tô, … gọi là gì?

  • A. Đồng hồ.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Tốc kế.
  • D. Thước đo.

Câu 3: Từ đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động ta không thể xác định được yếu tố nào dưới đây?

  • A. Quãng đường vật đi được.
  • B. Thời gian vật đã đi.
  • C. Tốc độ của vật chuyển động.
  • D. Khoảng cách của vật so với cây ven đường.

Câu 4: Âm thanh không truyền qua chân không vì

  • A. Vì chân không là môi trường không có khối lượng
  • B. Vì chân không là môi trường không có màu sắc
  • C. Vì không thể đặt nguồn âm trong chân không
  • D. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất

Câu 5: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? 

  • A. Cho biết hướng chuyển động của vật. 
  • B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào. 
  • C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
  • D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. 

Câu 6: Phát biểu nào sau đây chưa đúng?

  • A. Nguồn âm là tất cả những vật phát ra âm
  • B. Mọi vật dao động đều phát ra âm thanh mà ta có thể nghe được
  • C. Khi nghe được âm thanh từ một vật phát ra, ta biết chắc chắn rằng vật ấy dao động
  • D. Khi một vật dao động, vật phát ra âm, nhưng có thể ta không nghe được

Câu 7: Trong các môi trường sau, môi trường nào không thể truyền được âm: Nước sôi, tấm nhựa, chân không, cao su?

  • A. Tấm nhựa
  • B. Chân không
  • C. Nước sôi
  • D. Cao su

Câu 8: Tỉ lệ 10% rủi ro đối với người đi bộ. Khi xe lái với tốc độ bao nhiêu

  • A. 10 m/s
  • B. 30 km.h
  • C. 32 km/h
  • D. 31 km.h

Câu 9: Câu nào sau đây đúng khi định nghĩa về sóng âm

  • A. Là chuyển động của các vật phát ra âm thanh
  • B. Là các vật dao động phát ra âm thanh
  • C. Là sự chuyển động của âm thanh
  • D. Là các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường

Câu 10: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

  • A. Rắn, lỏng, khí
  • B. Lỏng, khí, rắn
  • C. Khí, lỏng, rắn
  • D. Rắn, khí, lỏng

Câu 11: Bảng số liệu dưới đây mô tả chuyển động của một ca nô trong hành trình từ 6 h đến 8 h.

Bảng số liệu dưới đây mô tả chuyển động của một ca nô trong hành trình từ 6 h đến 8 h.

Trong các phát biểu dưới đây phát biểu nào sai?

  • A. Giờ xuất phát của ca nô là lúc 6 h.
  • B. Mỗi giờ ca nô chuyển động được quãng đường 30 km.
  • C. Tốc độ của ca nô trên cả quãng đường 60 km là 30 km/h.
  • D. Thời gian để ca nô đi được hết quãng đường 60 km là 8 h.

Câu 12: Một người đi từ A chuyển động thẳng đều về B cách A một khoảng 120m với vận tốc 8m/s. Cùng lúc đó người 2 chuyển động thẳng đều từ B về A. Sau 10 giây 2 người gặp nhau. Tính vị trí 2 người gặp nhau. 

  • A. 80 m
  • B. 100 m
  • C. 120 m
  • D. 135 m

Câu 13: Độ lớn vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động

  • A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn
  • B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm
  • C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn
  • D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh chậm của chuyển động.

Câu 14: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? 

  • A. Cho biết hướng chuyển động của vật. 
  • B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào. 
  • C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
  • D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. 

Câu 15: Một người đi từ A chuyển động thẳng đều về B cách A một khoảng 120m với vận tốc 8m/s. Cùng lúc đó người 2 chuyển động thẳng đều từ B về A. Sau 10 giây 2 người gặp nhau. Tính vị trí 2 người gặp nhau. 

  • A. 80 m
  • B. 100 m
  • C. 120 m
  • D. 135 m

Câu 16: Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường- thời gian của một con mèo.

Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường- thời gian của một con mèo.

Tốc độ của con mèo tại giai đoạn C là?

  • A. 0 m/s
  • B. 1 m/s
  • C. 2 m/s
  • D. 3 m/s  

Câu 17: Khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những tiếng vo ve. Câu giải thích nào sau đây là hợp lý?

  • A. Do chúng vừa bay vừa kêu.
  • B. Do chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt.
  • C. Do hơi thở của chúng mạnh đến mức phát âm thanh.
  • D. Do những đôi cánh nhỏ của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh.

Câu 18: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s. 

  • A. 5100 m. 
  • B. 5000 m 
  • C. 5200 m 
  • D. 5300 m

Câu 19: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 min đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là

  • A. 15 km/h.
  • B. 14 km/h.
  • C. 7,5 km/h.
  • D. 7 km/h.

Câu 20: Cho thí nghiệm được bố trí như hình sau

Cho thí nghiệm được bố trí như hình sau

Gõ vào trống 1. Hiện tượng nào sẽ xảy ra?

  • A. Trống 1 dao động, cả 2 quả cầu đều bật ra ngoài.
  • B. Trống 1 không dao động, cả 2 quả cầu đều bật ra ngoài.
  • C. Trống 1 và trống 2 dao động, cả 2 quả cầu đều bật ra ngoài.
  • D. Trống 1 và trống 2 dao động, cả 2 quả cầu đều đứng yên.

Câu 21: Một ô tô khởi hành từ Hà Nội đến Quảng Ninh. Xe ô tô bắt đầu khởi hành lúc 6 giờ 10 phút sáng đến Quảng Ninh lúc 8 giờ 40 phút. Hỏi xe ô tô này đi với vận tốc bằng bao nhiêu? Biết quãng đường từ Hà Nội đến Quảng Ninh dài khoảng 195 km

  • A. 70 km/h
  • B. 67 km/h
  • C. 69 km/h
  • D. 78 km/h

Câu 22: Âm thanh không truyền qua chân không vì

  • A. Vì chân không là môi trường không có khối lượng
  • B. Vì chân không là môi trường không có màu sắc
  • C. Vì không thể đặt nguồn âm trong chân không
  • D. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất

Câu 23: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s. 

  • A. 5100 m. 
  • B. 5000 m 
  • C. 5200 m 
  • D. 5300 m

Câu 24: Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm?

  • A. Màng loa.
  • B. Thùng loa.
  • C. Dây loa.
  • D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa.

Câu 25:Một xe máy chạy trên đường trong 2 giờ đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, 3 giờ sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h. Quãng đường xe đã đi trong suốt thời gian chạy là

  • A. 240 km
  • B. 248 km
  • C. 144 km
  • D. 501 km

Câu 26: Trong các trường hợp dưới đây, khi nào vật phát ra âm to hơn?

  • A. Khi tần số dao động lớn hơn.
  • B. Khi vật dao động mạnh hơn.
  • C. Khi vật dao động nhanh hơn.
  • D. Khi vật dao động yếu hơn.

Câu 27: Âm phản xạ có

  • A. độ to nhỏ hơn âm tới.
  • B. độ to bằng âm tới.
  • C. độ to lớn hơn âm tới.
  • D. độ to bằng hoặc nhỏ hơn âm tới tùy thuộc vào môi trường truyền âm.

Câu 28: Các biện pháp nào dưới đây để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe?

  • A. Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn.
  • B. Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.
  • C. Phân tán tiếng ồn trên đường truyền.
  • D. Tất cả đáp án trên.

Câu 29: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?

  • A. Trong hang động, nếu ta nói to thì sẽ có phản xạ âm.
  • B. Mọi âm thanh khi gặp vật chắn bị phản xạ trở lại đều gọi là phản xạ âm.
  • C. Nếu không có vật chắn, ta vẫn có thể tạo ra âm phản xạ.
  • D. Trong cùng một môi trường truyền âm, vận tốc truyền âm phản xạ và vận tốc truyền âm tới là như nhau.

Câu 30: Sóng âm dội lại khi gặp vật cản là

  • A. Âm phản xạ.
  • B. Âm tới.
  • C. Siêu âm.
  • D. Hạ âm.

Câu 31: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?

  • A. Trong 30 s, con lắc thực hiện được 1 500 dao động.
  • B. Trong 10 s, mặt trống thực hiện được 1 000 dao động.
  • C. Trong 2 s, dây đàn thực hiện được 988 dao động.
  • D. Trong 15 s, dây cao su thực hiện được 1 900 dao động.

Câu 32: Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút. Tần số mổ của con gà đó là

  • A. 1 Hz.      
  • B. 30 Hz.    
  • C. 60 Hz.    
  • D. 120 Hz.

Câu 33: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm? 

  • A. Độ đàn hồi của nguồn âm. 
  • B. Biên độ dao động của nguồn âm. 
  • C. Tần số của nguồn âm. 
  • D. Đồ thị dao động của nguồn âm.

Câu 34: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động?

  • A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây.
  • B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giây.
  • C. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giờ.
  • D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong một ngày.

Câu 35: Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn sóng ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra?

  • A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm.
  • B. Do không khí bên trên mặt nước không dao động.
  • C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn.
  • D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ.

Câu 36: Tai ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gta gõ nhẹ là do

  • A. Gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn
  • B. Gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống tăng
  • C. Gõ mạnh làm thành trống dao động mạnh hơn
  • D. Gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn

Câu 37: Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút. Tần số mổ của con gà đó là

  • A. 1 Hz.      
  • B. 30 Hz.    
  • C. 60 Hz.    
  • D. 120 Hz.

Câu 38: Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Biện pháp không thể giúp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này là: 

  • A. Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện. 
  • B. Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng cửa các phòng để ngăn chặn đường truyền âm. 
  • C. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền theo hướng khác. 
  • D. Dùng nhiều đồ dùng cứng có bề mặt nhẵn để hấp thụ bớt âm.

Câu 39: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là sai?

  • A. Trong hang động, nếu ta nói to thì sẽ có phản xạ âm.
  • B. Mọi âm thanh khi gặp vật chắn bị phản xạ trở lại đều gọi là phản xạ âm.
  • C. Nếu không có vật chắn, ta vẫn có thể tạo ra âm phản xạ.
  • D. Trong cùng một môi trường truyền âm, vận tốc truyền âm phản xạ và vận tốc truyền âm tới là như nhau.

Câu 40: Trong những trường hợp dưới đây, hiện tượng nào ứng dụng phản xạ âm?

  • A. Xác định độ sâu của đáy biển
  • B. Nói chuyện qua điện thoại
  • C. Nói trong phòng thu âm qua hệ thống loa
  • D. Nói trong hội trường thông qua hệ thống loa

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác