Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Âm thanh không truyền được
- A. trong thủy ngân.
- B. trong khí hydrogen.
C. trong chân không.
- D. trong thép.
Câu 2: Biên độ dao động là
- A. Số dao động trong một giây
- B. Độ lệch so với vị trí ban đầu của vật trong một giây
C. Độ lệch lớn nhất so với trí cân bằng khi vật dao động
- D. Khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra cao.
- B. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra thấp.
- C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng thấp.
D. Âm phát ra thấp tức là tần số dao động nhỏ, vật dao động chậm.
Câu 4: Để thay đổi tần số dao động của dây đàn, người chơi đàn ghi ta phải thực hiện thao tác nào dưới đây?
- A. Gảy vào dây đàn mạnh hơn.
B. Thay đổi vị trí bấm phím đàn.
- C. Thay đổi tư thế ngồi.
- D. Tì thân đàn sát vào thân người.
Câu 5: Để so sánh tốc độ của vật chuyển động, ta làm như thế nào?
- A. So sánh quãng đường đi được trong cùng một khoảng thời gian.
- B. So sánh thời gian đi cùng một quãng đường.
- C. So sánh quãng đường khác nhau đi được trong những khoảng thời gian khác nhau.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây chưa đúng?
- A. Nguồn âm là tất cả những vật phát ra âm
B. Mọi vật dao động đều phát ra âm thanh mà ta có thể nghe được
- C. Khi nghe được âm thanh từ một vật phát ra, ta biết chắc chắn rằng vật ấy dao động
- D. Khi một vật dao động, vật phát ra âm, nhưng có thể ta không nghe được
Câu 7: Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu?
A. 512 Hz.
- B. 8,5 Hz.
- C. 1 024 Hz.
- D. 256 Hz.
Câu 8: Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta không thể xác định được thông tin nào sau đây?
- A. Thời gian chuyển động.
- B. Quãng đường đi được.
- C. Tốc độ chuyển động.
D. Hướng chuyển động.
Câu 9: Môi trường nào sau đây truyền âm tốt nhất?
- A. Không khí.
- B. Nước.
- C. Gỗ.
D. Thép.
Câu 10: Càng lên cao nói chuyện càng khó nghe hơn vì sao?
- A. Vì càng lên cao nhiệt độ càng giảm
- B. Vì càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm
C. Vì càng lên cao không khí càng loãng
- D. Vì càng lên cao gió thổi càng mạnh
Câu 11: Tốc độ của vật là
A. Quãng đường vật đi được trong 1s.
- B. Thời gian vật đi hết quãng đường 1m.
- C. Quãng đường vật đi được.
- D. Thời gian vật đi hết quãng đường.
Câu 12: Trong đồ thị quãng đường – thời gian, gốc tọa độ O là điểm khởi hành biểu diễn
- A. s = 0, t = 1 s.
- B. s = 1, t = 1 s.
- C. s = 1, t = 0 s.
D. s = 0, t = 0 s.
Câu 13: Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì?
A. Đường thẳng.
- B. Đường cong.
- C. Đường tròn.
- D. Đường gấp khúc.
Câu 14: Biên độ dao động là
- A. Số dao động trong một giây
- B. Độ lệch so với vị trí ban đầu của vật trong một giây
C. Độ lệch lớn nhất so với trí cân bằng khi vật dao động
- D. Khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được
Câu 15: Cho đồ thị quãng đường- thời gian của 2 xe như sau
Kết luận nào là đúng?
- A. Xe 1 nhanh hơn xe 2.
- B. Xe 2 nhanh hơn xe 1.
- C. Sau 1h hai xe gặp nhau.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 16: Câu nào sau đây đúng khi định nghĩa về sóng âm
- A. Là chuyển động của các vật phát ra âm thanh
- B. Là các vật dao động phát ra âm thanh
- C. Là sự chuyển động của âm thanh
D. Là các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường
Câu 17: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?
- A. Cho biết hướng chuyển động của vật.
- B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.
C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
- D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.
Câu 18: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động?
- A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây.
B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giây.
- C. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giờ.
- D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong một ngày.
Câu 19: Âm thanh nào dưới đây là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có tần số cao.
- B. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có biên độ lớn.
- C. Những âm thanh được tạo ra từ những dao động có biên độ lớn và tần số cao.
D. Những âm thanh to, kéo dài dội tới tai người nghe gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Câu 20: Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm?
A. Màng loa.
- B. Thùng loa.
- C. Dây loa.
- D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa.
Câu 21: Khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những tiếng vo ve. Câu giải thích nào sau đây là hợp lý?
- A. Do chúng vừa bay vừa kêu.
- B. Do chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt.
- C. Do hơi thở của chúng mạnh đến mức phát âm thanh.
D. Do những đôi cánh nhỏ của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh.
Câu 22: Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra
A. Biên độ âm
- B. Tần số âm
- C. Tốc độ truyền âm
- D. Môi trường truyền âm
Câu 23: Khái niệm nào về biên độ dao động là đúng?
- A. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí gần nhau nhất.
- B. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất.
C. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.
- D. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí gần nhất của chuyển động.
Câu 24: Khi người nghệ sĩ thổi sáo, ta nghe được âm thanh tiếng sáo, nguồn âm dó là tạo ra bởi sự dao động của
A. Cột không khí trong ống sáo
- B. Thành ống sáo
- C. Các ngón tay của người thổi sao
- D. Đôi của người nghệ sĩ thổi sáo
Câu 25: Tốc độ là đại lượng cho biết
A. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
- B. Quỹ đạo chuyển động của vật
- C. Hướng chuyển động của vật
- D. Nguyên nhân vật chuyển động
Câu 26: Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:
- A. Làm trần nhà bằng xốp
- B. Trồng cây xanh
- C. Bao kín các thiết bị gây ồn
D. Cả A, B, C.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.
- B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định.
- C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm.
- D. Âm sắc là một đặc tính của âm.
Câu 28: Nhà Quang cách nhà Nam 210 m. Quang đi bộ sang nhà Nam hết thời gian 2,5 phút. Quang đi với tốc độ là
- A. 4,8 km/h.
- B. 1,19 m/s.
- C. 4,8 m/phút.
D. 1,4 m/s.
Câu 29: Một người đi từ A chuyển động thẳng đều về B cách A một khoảng 120m với vận tốc 8m/s. Cùng lúc đó người 2 chuyển động thẳng đều từ B về A. Sau 10 giây 2 người gặp nhau. Tính vị trí 2 người gặp nhau.
A. 80 m
- B. 100 m
- C. 120 m
- D. 135 m
Câu 30: Bạn B đi từ nhà đến trường hết 20 phút và với tốc độ 5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của bạn B là bao nhiêu?
A. 6000 m.
- B. 750 m.
- C. 125 m.
- D. 1250 m.
Câu 31: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về sóng âm
- A. Dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường tạo sóng âm
- B. Sóng âm được phát ra bởi các vật đang dao động
- C. Sóng âm không truyền được trong chân không
D. Sóng âm chỉ truyền được trong môi trường không khí
Câu 32: Các vật phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt) là
- A. các vật cứng, có bề mặt nhẵn.
- B. các vật cứng, có bề mặt xù xì.
C. các vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề.
- D. các vật mềm, xốp có bề mặt nhẵn.
Câu 33: Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi đặc trưng nào của sóng âm phát ra?
- A. Độ to.
B. Độ cao.
- C. Tốc độ lan truyền.
- D. Biên độ.
Câu 34: Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút. Tần số mổ của con gà đó là
A. 1 Hz.
- B. 30 Hz.
- C. 60 Hz.
- D. 120 Hz.
Câu 35: Ứng dụng của phản xạ âm là:
- A. Xác định độ sâu của biển.
- B. Trong y học dùng máy siêu âm để khám bệnh.
- C. Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ phản xạ để tìm thức ăn.
D. Cả A, B, C.
Câu 36: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/min. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Bạn An đi nhanh nhất.
- B. Bạn Bình đi nhanh nhất.
- C. Bạn Đông đi nhanh nhất.
- D. Ba bạn đi nhanh như nhau.
Câu 37: Một vật thực hiện dao động với tần số 8 Hz. Hỏi trong 15 giây vật thực hiện được bao nhiêu dao động?
- A. 15 dao động.
- B. 20 dao động.
- C. 12 dao động.
D. 120 dao động.
Câu 38: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s.
A. 5100 m.
- B. 5000 m
- C. 5200 m
- D. 5300 m
Câu 39: Một ô tô chuyển động trên đoạn đường đầu với tốc độ 54 km/h trong 20 phút, sau đó tiếp tục chuyển động trên đoạn đường kế tiếp với tốc độ 60 km/h trong 30 phút. Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động là
- A. 18 km.
- B. 30 km.
C. 48 km.
- D. 110 km.
Câu 40: Một máy bay bay với tốc độ 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì thời gian bay của máy bay là
- A. 1 giờ 20 phút.
- B. 1 giờ 30 phút.
C. 1 giờ 45 phút.
- D. 2 giờ.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì I
Bình luận