Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?
- A. Tay bác bảo vệ gõ trống.
- B. Dùi trống.
C. Mặt trống.
- D. Không khí xung quanh trống.
Câu 2: Để đo tốc độ chuyển động ta cần sử dụng các dụng cụ gì?
- A. Dụng cụ đo độ dài.
- B. Dụng cụ đo thời gian.
- C. Dụng cụ đo khối lượng.
D. Cả A và B.
Câu 3: Độ lớn vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động
- A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn
B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm
- C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn
- D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh chậm của chuyển động.
Câu 4: Âm thanh không truyền qua chân không vì
- A. Vì chân không là môi trường không có khối lượng
- B. Vì chân không là môi trường không có màu sắc
- C. Vì không thể đặt nguồn âm trong chân không
D. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất
Câu 5: Sự truyền sóng âm trong không khí là gì?
- A. Sóng âm trong không khí là sự chuyển động của mọi vật trong môi trường không khí.
B. Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động của các lớp không khí.
- C. Sóng âm trong không khí là sự truyền năng lượng của các phần tử không khí đứng yên.
- D. Cả ba đáp án trên.
Câu 6: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
- A. Vôn kế
- B. Nhiệt kế
C. Tốc kế
- D. Ampe kế
Câu 7: Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là gì?
- A. Chuyển động.
B. Dao động.
- C. Sóng.
- D. Chuyển động lặp lại.
Câu 8: Trục tung Os trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để
A. biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
- B. biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
- C. biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
- D. biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.
Câu 9: Một xe đạp đi với vận tốc 14 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì?
- A. Thời gian đi của xe đạp.
- B. Quãng đường đi của xe đạp.
C. Xe đạp đi 1 giờ được 14 km.
- D. Mỗi km xe đạp đi trong 14 giờ.
Câu 10: Đồ thị quãng đường – thời gian của vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi có dạng là
A. Đường thẳng song song với trục thời gian.
- B. Đường thẳng nằm nghiêng góc với trục thời gian.
- C. Đường cong.
- D. Đường gấp khúc.
Câu 11: Đổi 2 m/s = … km/h.
- A. 0,002 km/h.
- B. 3,6 km/h.
C. 7,2 km/h.
- D. 0,02 km/h.
Câu 12: Khi nào âm phát ra trầm
A. Khi âm phát ra có tần số thấp
- B. Khi âm phát ra có tần số cao
- C. Khi âm nghe nhỏ
- D. Khi âm nghe to
Câu 13: Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì?
A. Đường thẳng.
- B. Đường cong.
- C. Đường tròn.
- D. Đường gấp khúc.
Câu 14: Từ đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động ta không thể xác định được yếu tố nào dưới đây?
- A. Quãng đường vật đi được.
- B. Thời gian vật đã đi.
- C. Tốc độ của vật chuyển động.
D. Khoảng cách của vật so với cây ven đường.
Câu 15: Khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong … tạo ra những tiếng vo ve. Câu giải thích nào sau đây là hợp lý?
- A. Do chúng vừa bay vừa kêu.
- B. Do chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt.
- C. Do hơi thở của chúng mạnh đến mức phát âm thanh.
D. Do những đôi cánh nhỏ của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh.
Câu 16: Nguồn âm là
A. Các vật dao động phát ra âm.
- B. Các vật chuyển động phát ra âm.
- C. Vật có dòng điện chạy qua.
- D. Vật phát ra năng lượng nhiệt.
Câu 17: Khi nào ta nói âm phát ra âm bổng?
- A. Khi âm phát ra có tần số thấp.
B. Khi âm phát ra có tần số cao.
- C. Khi âm nghe nhỏ.
- D. Khi âm nghe to.
Câu 18: Biên độ dao động là
- A. Số dao động trong một giây
- B. Độ lệch so với vị trí ban đầu của vật trong một giây
C. Độ lệch lớn nhất so với trí cân bằng khi vật dao động
- D. Khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được
Câu 19: Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Tiếng còi xe cứu thương.
- B. Loa phát thanh vào buổi sáng.
- C. Tiếng sấm dội tới tai người trưởng thành.
D. Bệnh viện, trạm xá cạnh chợ.
Câu 20: Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp:
- A. Làm trần nhà bằng xốp
- B. Trồng cây xanh
- C. Bao kín các thiết bị gây ồn
D. Cả A, B, C.
Câu 21: Khi em nghe được tiếng nói của mình vang lại trong hang động nhiều lần, điều đó có ý nghĩa gì?
- A. Trong hang động có mối nguy hiểm.
- B. Có người ở trong hang cũng đang nói to.
C. Tiếng nói của em gặp vật cản bị phản xạ và lặp lại.
- D. Sóng âm truyền đi trong hang quá nhanh.
Câu 22: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động?
- A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây.
B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giây.
- C. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giờ.
- D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong một ngày.
Câu 23: Âm thanh không truyền được
- A. trong thủy ngân.
- B. trong khí hydrogen.
C. trong chân không.
- D. trong thép.
Câu 24: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?
- A. Trong 30 s, con lắc thực hiện được 1 500 dao động.
- B. Trong 10 s, mặt trống thực hiện được 1 000 dao động.
C. Trong 2 s, dây đàn thực hiện được 988 dao động.
- D. Trong 15 s, dây cao su thực hiện được 1 900 dao động.
Câu 25: Trong đồ thị quãng đường – thời gian, gốc tọa độ O là điểm khởi hành biểu diễn
- A. s = 0, t = 1 s.
- B. s = 1, t = 1 s.
- C. s = 1, t = 0 s.
D. s = 0, t = 0 s.
Câu 26: Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1,2 giây. Biết tốc độ truyền siêu âm trong nước là 1 500 m/s. Độ sâu của đáy biển là
A. 900m
- B. 1800m
- C. 3600m
- D. 450m
Câu 27: Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu?
A. 512 Hz.
- B. 8,5 Hz.
- C. 1 024 Hz.
- D. 256 Hz.
Câu 28: Câu nào sau đây đúng khi định nghĩa về sóng âm
- A. Là chuyển động của các vật phát ra âm thanh
- B. Là các vật dao động phát ra âm thanh
- C. Là sự chuyển động của âm thanh
D. Là các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường
Câu 29: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?
- A. Cho biết hướng chuyển động của vật.
- B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.
C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
- D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.
Câu 30: Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8 s. Tốc độ của vật là:
- A. 20 m/s.
- B. 8 m/s.
- C. 0,4 m/s.
D. 2,5 m/s.
Câu 31: Một ô tô chuyển động trên đoạn đường đầu với tốc độ 54 km/h trong 20 phút, sau đó tiếp tục chuyển động trên đoạn đường kế tiếp với tốc độ 60 km/h trong 30 phút. Tổng quãng đường ô tô đi được trong 50 phút tính từ lúc bắt đầu chuyển động là
- A. 18 km.
- B. 30 km.
C. 48 km.
- D. 110 km.
Câu 32: Khái niệm nào về biên độ dao động là đúng?
- A. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí gần nhau nhất.
- B. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất.
C. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.
- D. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí gần nhất của chuyển động.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra cao.
- B. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra thấp.
- C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng thấp.
D. Âm phát ra thấp tức là tần số dao động nhỏ, vật dao động chậm.
Câu 34: Trong 20s một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu?
- A. 500 Hz.
- B. 20 Hz.
C. 250 Hz.
- D. 100 000 Hz.
Câu 35: Để thay đổi tần số dao động của dây đàn, người chơi đàn ghi ta phải thực hiện thao tác nào dưới đây?
- A. Gảy vào dây đàn mạnh hơn.
B. Thay đổi vị trí bấm phím đàn.
- C. Thay đổi tư thế ngồi.
- D. Tì thân đàn sát vào thân người.
Câu 36: Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
Họ và tên | Quãng đường | Thời gian |
Trần Dự | 100 m | 10 |
Nguyễn Đào | 100 m | 11 |
Ngô Khiêm | 100 m | 9 |
Lê Mỹ | 100 m | 12 |
- A. Trần Dự.
- B. Nguyễn Đào.
C. Ngô Khiêm.
- D. Lê Mỹ.
Câu 37: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:
A. 40 dB
- B. 50 dB
- C. 60 dB
- D. 70 dB
Câu 38: Hãy dùng một chiếc đũa và ba cái nắp vung (nắp nồi) được làm bằng cùng loại vật liệu nhưng có kích cỡ khác nhau để tạo ra âm thanh. Lần lượt gõ vào nắp, đo và ghi lại đường kính nắp. Âm thanh phát ra từ nắp vung nào nghe bổng nhất?
- A. Nắp có đường kính lớn nhất cho âm bổng nhất.
B. Nắp có đường kính nhỏ nhất cho âm bổng nhất.
- C. Nắp có đường kính không lớn nhất, không nhỏ nhất cho âm bổng nhất.
- D. Cả 3 cho âm như nhau.
Câu 39: Một vật thực hiện dao động với tần số 8 Hz. Hỏi trong 15 giây vật thực hiện được bao nhiêu dao động?
- A. 15 dao động.
- B. 20 dao động.
- C. 12 dao động.
D. 120 dao động.
Câu 40: Một máy bay bay với tốc độ 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì thời gian bay của máy bay là
- A. 1 giờ 20 phút.
- B. 1 giờ 30 phút.
C. 1 giờ 45 phút.
- D. 2 giờ.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì I
Bình luận