Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra
A. Biên độ âm
- B. Tần số âm
- C. Tốc độ truyền âm
- D. Môi trường truyền âm
Câu 2: Sự truyền sóng âm trong không khí là gì?
- A. Sóng âm trong không khí là sự chuyển động của mọi vật trong môi trường không khí.
B. Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động của các lớp không khí.
- C. Sóng âm trong không khí là sự truyền năng lượng của các phần tử không khí đứng yên.
- D. Cả ba đáp án trên.
Câu 3: Đồ thị quãng đường – thời gian của vật chuyển động thẳng với tốc độ không đổi có dạng là
A. Đường thẳng song song với trục thời gian.
- B. Đường thẳng nằm nghiêng góc với trục thời gian.
- C. Đường cong.
- D. Đường gấp khúc.
Câu 4: Trục hoành Ot trong đồ thị quãng đường – thời gian dùng để
- A. biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.
B. biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ xích thích hợp.
- C. biểu diễn tốc độ theo một tỉ lệ xích thích hợp.
- D. biểu diễn độ dời theo một tỉ lệ xích thích hợp.
Câu 5: Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi đặc trưng nào của sóng âm phát ra?
- A. Độ to.
B. Độ cao.
- C. Tốc độ lan truyền.
- D. Biên độ.
Câu 6: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào có ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Sân trường giờ ra chơi.
- B. Làm việc bên cạnh các loại máy bào, máy khoan đang hoạt động.
- C. Lớp học ở sát đường cái có nhiều xe cộ qua lại.
D. Tất cả các trường hợp kể trên.
Câu 7: Trong các bề mặt sau đây, bề mặt vật nào có thể phản xạ âm tốt?
- A. Bề mặt của một tấm vải.
B. Bề mặt của một tấm kính.
- C. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ.
- D. Bề mặt của một miếng xốp.
Câu 8: Trong đồ thị quãng đường – thời gian, gốc tọa độ O là điểm khởi hành biểu diễn
- A. s = 0, t = 1 s.
- B. s = 1, t = 1 s.
- C. s = 1, t = 0 s.
D. s = 0, t = 0 s.
Câu 9: Đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động có tốc độ không đổi có dạng là đường gì?
A. Đường thẳng.
- B. Đường cong.
- C. Đường tròn.
- D. Đường gấp khúc.
Câu 10: Nguồn âm là
A. Các vật dao động phát ra âm.
- B. Các vật chuyển động phát ra âm.
- C. Vật có dòng điện chạy qua.
- D. Vật phát ra năng lượng nhiệt.
Câu 11: Khi nào ta nói âm phát ra âm bổng?
- A. Khi âm phát ra có tần số thấp.
B. Khi âm phát ra có tần số cao.
- C. Khi âm nghe nhỏ.
- D. Khi âm nghe to.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm?
- A. Nước suối chảy.
- B. Mặt trống khi được gõ.
C. Các ngón tay dùng để gảy đàn ghi ta.
- D. Sóng biển vỗ vào bờ.
Câu 13: Chọn phát biểu đúng sau đây:
- A. Tốc độ ô tô càng nhỏ, tỉ lệ thương vong với người đi bộ khi xảy ra tai nạn càng cao
- B. Tốc độ ô tô càng lớn, tỉ lệ thương vong với người đi bộ khi xảy ra tai nạn càng cao
- C. Tốc độ ô tô càng lớn, tỉ lệ thương vong với người đi bộ khi xảy ra tai nạn càng thấp
D. Tốc độ ô tô càng thấp, tỉ lệ thương vong với người đi bộ khi xảy ra tai nạn càng thấp
Câu 14: Khái niệm nào về sóng là đúng?
- A. Sóng là sự lan truyền âm thanh.
- B. Sóng là sự lặp lại của một dao động.
C. Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.
- D. Sóng là sự lan truyền chuyển động cơ trong môi trường.
Câu 15: Khi xe di chuyển với tôc độ 70m là khoảng nào an toàn khi đi với tốc độ?
- A. 90 km/h
B. 55 km/h
- C. 50 m/s
- D.85 km/h
Câu 16: Để đo tốc độ chuyển động ta cần sử dụng các dụng cụ gì?
- A. Dụng cụ đo độ dài.
- B. Dụng cụ đo thời gian.
- C. Dụng cụ đo khối lượng.
D. Cả A và B.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây chưa đúng?
- A. Nguồn âm là tất cả những vật phát ra âm
B. Mọi vật dao động đều phát ra âm thanh mà ta có thể nghe được
- C. Khi nghe được âm thanh từ một vật phát ra, ta biết chắc chắn rằng vật ấy dao động
- D. Khi một vật dao động, vật phát ra âm, nhưng có thể ta không nghe được
Câu 18: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:
A. 40 dB
- B. 50 dB
- C. 60 dB
- D. 70 dB
Câu 19: Biên độ dao động là
- A. Số dao động trong một giây
- B. Độ lệch so với vị trí ban đầu của vật trong một giây
C. Độ lệch lớn nhất so với trí cân bằng khi vật dao động
- D. Khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được
Câu 20: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động?
- A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây.
B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giây.
- C. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giờ.
- D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong một ngày.
Câu 21: Dụng cụ dùng để đo tốc độ của các phương tiện giao thông trên xe máy, ô tô, … gọi là gì?
- A. Đồng hồ.
- B. Nhiệt độ.
C. Tốc kế.
- D. Thước đo.
Câu 22: Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn sóng ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra?
- A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm.
- B. Do không khí bên trên mặt nước không dao động.
- C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn.
D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ.
Câu 23: Vì sao đứng trước mặt hồ lăn tăn gợn sóng ta lại không nghe thấy âm thanh phát ra?
- A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm.
- B. Do không khí bên trên mặt nước không dao động.
- C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn.
D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ.
Câu 24: Hãy dùng một chiếc đũa và ba cái nắp vung (nắp nồi) được làm bằng cùng loại vật liệu nhưng có kích cỡ khác nhau để tạo ra âm thanh. Lần lượt gõ vào nắp, đo và ghi lại đường kính nắp. Âm thanh phát ra từ nắp vung nào nghe bổng nhất?
- A. Nắp có đường kính lớn nhất cho âm bổng nhất.
B. Nắp có đường kính nhỏ nhất cho âm bổng nhất.
- C. Nắp có đường kính không lớn nhất, không nhỏ nhất cho âm bổng nhất.
- D. Cả 3 cho âm như nhau.
Câu 25: Bạn Tùng đếm được mỏ của con gà mái trong đồng hồ để bàn mổ xuống được 120 lần trong 2 phút. Tần số mổ của con gà đó là
A. 1 Hz.
- B. 30 Hz.
- C. 60 Hz.
- D. 120 Hz.
Câu 26: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm?
- A. Độ đàn hồi của nguồn âm.
- B. Biên độ dao động của nguồn âm.
C. Tần số của nguồn âm.
- D. Đồ thị dao động của nguồn âm.
Câu 27: Trong thí nghiệm đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số vào cổng quang, ta cần sử dụng mấy cổng quang điện?
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 28: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tốc độ?
- A. km.h.
B. m/s.
- C. m.s.
- D. s/m.
Câu 29: Tại SEA Game 27 tổ chức tại Myanmar năm 2013, Vũ Thị Hương (nữ hoàng tốc độ của Việt Nam) đã giành huy chương vàng ở cự li 200 m trong 23,55 s. Tốc độ mà Vũ Thị Hương đã đạt được trong cuộc thi là
A. 8,5 m/s
- B. 3,2 m/s
- C. 7,1 m/s
- D. 6,7 m/s
Câu 30: Hãy dùng một chiếc đũa và ba cái nắp vung (nắp nồi) được làm bằng cùng loại vật liệu nhưng có kích cỡ khác nhau để tạo ra âm thanh. Lần lượt gõ vào nắp, đo và ghi lại đường kính nắp. Âm thanh phát ra từ nắp vung nào nghe bổng nhất?
- A. Nắp có đường kính lớn nhất cho âm bổng nhất.
B. Nắp có đường kính nhỏ nhất cho âm bổng nhất.
- C. Nắp có đường kính không lớn nhất, không nhỏ nhất cho âm bổng nhất.
- D. Cả 3 cho âm như nhau.
Câu 31:Một người di chuyển như hình vẽ sau:
Vận tốc người này đi trong đoạn AB là bao nhiêu
- A. 52 km/h
B. 25 km/h
- C. 20 km/h
- D. 50 km/h
Câu 32: Một người đi từ A chuyển động thẳng đều về B cách A một khoảng 120m với vận tốc 8m/s. Cùng lúc đó người 2 chuyển động thẳng đều từ B về A. Sau 10 giây 2 người gặp nhau. Tính vị trí 2 người gặp nhau.
A. 80 m
- B. 100 m
- C. 120 m
- D. 135 m
Câu 33: Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar muốn thay đổi đặc trưng nào của sóng âm phát ra?
- A. Độ to.
B. Độ cao.
- C. Tốc độ lan truyền.
- D. Biên độ.
Câu 34: Khi nào âm phát ra trầm
A. Khi âm phát ra có tần số thấp
- B. Khi âm phát ra có tần số cao
- C. Khi âm nghe nhỏ
- D. Khi âm nghe to
Câu 35: Độ lớn vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động
- A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn
B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm
- C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn
- D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh chậm của chuyển động.
Câu 36: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/min. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Bạn An đi nhanh nhất.
- B. Bạn Bình đi nhanh nhất.
- C. Bạn Đông đi nhanh nhất.
- D. Ba bạn đi nhanh như nhau.
Câu 37: Một vật thực hiện dao động với tần số 8 Hz. Hỏi trong 15 giây vật thực hiện được bao nhiêu dao động?
- A. 15 dao động.
- B. 20 dao động.
- C. 12 dao động.
D. 120 dao động.
Câu 38: Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1,2 giây. Biết tốc độ truyền siêu âm trong nước là 1 500 m/s. Độ sâu của đáy biển là
A. 900m
- B. 1800m
- C. 3600m
- D. 450m
Câu 39: Một máy bay bay với tốc độ 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì thời gian bay của máy bay là
- A. 1 giờ 20 phút.
- B. 1 giờ 30 phút.
C. 1 giờ 45 phút.
- D. 2 giờ.
Câu 40: Đứng trong một hành lang dài, các một bức tường 12 m, một bạn gõ mạnh lên sàn nhà thì sau bao lâu bạn đó nghe được âm phản xạ? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
- A. 0, 71 (s).
B. 0,071 (s).
- C. 0,051 (s).
- D. 0,51 (s).
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều học kì I
Bình luận