Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 33: Sinh sản hữu tính ở động vật

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 33: Sinh sản hữu tính ở động vật. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. KHÁI NIỆM SINH SẢN HỮU TÍNH

  • Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • So sánh sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

Hình thức sinh sản

Vô tính

Hữu tính

Điểm giống 

- Đều tạo ra cá thể mới từ cá thể ban đầu.

Điểm khác

- Hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới không cần có sự kết hợp yếu tố đực, cái

- Các cá thể mới thường có vật chất di truyền không thay đổi -> Thích nghi với môi trường sống ổn định, không thay đổi

- Hình thức sinh sản tạo ra cá thể mới bằng cách kết hợp giữa yếu tố đực cái tạo nên hợp tử

- Các cá thể mới có vật chất di truyền thay đổi đa dạng -> Thích nghi với môi trường sống thay đổi ( có giá trị thích nghi cao.

II. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA

1. Cấu tạo hoa

  • Các bộ phận của hoa lưỡng tính:
    • Đài hoa
    • Cánh hoa
    • Nhị: bao phấn và chỉ nhị
    • Nhụy: Đầu nhụy, vòi nhụy, bầu chứa noãn
  • Đặc điểm của hoa đơn tính:
    • Đặc điểm của hoa đơn tính: Mỗi bông hoa chỉ chứa duy nhất một cơ quan sinh sản là đực (nhị hoa) hoặc cái (nhụy hoa). Hoa đực có chứa nhị hoa, hoa cái có chứa nhụy hoa.
  • Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính:
    • Hoa đơn tính: Một hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ. Trong đó, hoa đực chỉ có nhị và hoa cái chỉ có nhuỵ.
    • Hoa lưỡng tính: Một hoa có đủ cả nhị và nhuỵ.

2. Thụ phấn và thụ tinh

  • Sự khác nhau giữa tự thụ phấn và thụ phấn chéo
    • Tự thụ phấn là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhụy của cùng một hoa hoặc hạt phấn từ nhị của bông hoa này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.
    • Thụ phấn chéo là hình thức thụ phấn trong đó hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.

3. Quá trình lớn lên của quả

  • Sau khi được thụ tinh, noãn phát triển thành hạt. Mỗi noãn đã được thụ tinh hình thành nên 1 hạt, vỏ noãn hình thành nên vỏ hạt.
  • Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt.

III. SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

1. Các giai đoạn của quá trình sinh sản

  • Quá trình sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau, đó là: Hình thành tinh trùng và hình thành trứng => Thụ tinh tạo thành hợp tử => Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành cơ thể mới.
  • Động vật đẻ trứng
    • Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đẻ trứng: Con đực và con cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực kết hợp với trứng của con cái tạo thành hợp tử nằm trong trứng đã được thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh sẽ được đẻ ra ngoài. Được ấp đủ nhiệt độ, hợp tử sẽ phát triển thành phôi rồi hình thành cơ thể mới. Sau khi phát triển hoàn thiện, con non sẽ phá vỡ vỏ trứng chui ra.
  • Động vật đẻ con:
    • Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở động vật đẻ con: Con đực và cái giao phối với nhau. Tinh trùng của con đực gặp trứng con cái tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành nên cơ thể mới ở trong cơ thể con cái. Đủ thời gian ngày tháng, khi đã phát triển hoàn thiện, con non sẽ được đẻ ra ngoài.
  • Các giai đoạn của quá trình sinh sản ở người:
    • Hình thành tinh trùng và hình thành trứng: Nữ giới tạo ra trứng, nam giới tạo ra tinh trùng
    • Thụ tinh tạo thành hợp tử: Trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của nữ giới. Gặp điều kiện thuận lợi, trứng được thụ tinh với tinh trùng để tạo thành hợp tử
    • Hợp tử phát triển thành phôi, hình thành nên cơ thể mới: Theo ngày tháng, nhờ chất dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ được lấy qua nhau thai, hợp tử phát triển thành phôi thai và phát triển thành một em bé hoàn thiện trong tử cung của người mẹ. Em bé sau đó được mẹ sinh ra thành một cá thể độc lập

2. Vai trò và ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn

Một số ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn như tạo ra giống mới có năng suất cao, đặc tính tốt thông qua lai tạo, chọn lọc.

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 CD bài 33: Sinh sản hữu tính ở động vật, kiến thức trọng tâm KHTN 7 cánh diều bài 33: Sinh sản hữu tính ở động vật, Ôn tập KHTN 7 cánh diều bài Sinh sản hữu tính ở động vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác