Siêu nhanh giải bài 13 Lịch sử 9 Cánh diều

Giải siêu nhanh bài 13 Lịch sử 9 Cánh diều. Giải siêu nhanh Lịch sử 9 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử 9 Cánh diều phù hợp với mình


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 13. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

MỞ ĐẦU

Hình 13.1 là bức ảnh chiến sĩ quyết tử Trần Thành (Nguyễn Văn Thiềng) đang ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp trên đường phố Hà Nội, được nghệ sĩ Nguyễn Bá Khoản chụp ngày 23-12-1946. Bức ảnh này đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu của quân dân Thủ đô Hà Nội trong những ngày đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

Vậy vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ? Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao là gì? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến ra sao?

Giải rút gọn:

  1. Cuộc kháng chiến bùng nổ:

+ Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946), thực dân Pháp bội ước mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu

- Ngày 18-19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp phát động toàn quốc kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 

  1. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp

+ Kháng chiến toàn dân: Toàn dân tham gia kháng chiến. 

+ Kháng chiến lâu dài: đánh thắng kẻ địch có ưu thế về kinh tế và quân sự; chuyển hoá tương quan lực lượng theo hướng có lợi cho lực lượng kháng chiến.

+ Kháng chiến toàn diện: Kháng chiến mọi các lĩnh vực

+ Dựa vào sức mình là chính; Đồng thời, cần tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế

  1. Những thắng lợi tiêu biểu 

1. Quân sự:  

- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 đã đánh bại ý đồ đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến tại Hà Nội

- Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” 

- Chiến thắng Biên giới kết thúc thắng lợi, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), chọc thủng “Hành lang Đông – Tây” của Pháp, kế hoạch Rơ-ve bị phá sản. 

- Chiến dịch Điện Biên Phủ: Đập tan kế hoạch Na-va; Giảng dòn vào ý chỉ xâm lược Pháp; Buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán tại hội nghị Giơ-ne-vơ

2. Chính trị, ngoại giao

- Chính trị:

+ Thành lập các Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Kháng chiến hành chính các cấp

+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II được triệu tập

+ Hợp nhất thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam

- Ngoại giao:

+ Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đã chính thức công nhận và lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam.

+ Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương 

3. Kinh tế     

- Chính sách để duy trì và phát triển sản xuất

- Thành lập Nha tiếp tế, xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân.

- Năm 1952, đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm

4. Văn hóa, giáo dục        

- Phong trào Bình dân học vụ được duy trì và phát triển.

- Cải cách giáo dục (9 năm), giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc.

I. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 13.2, giải thích vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19-12-1946?

Giải rút gọn:

- Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực dân Pháp có nhiều hành động gây hấn, chống phá cách mạng Việt Nam:

+ Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt - Pháp, thực dân Pháp bội ước, đẩy mạnh mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu

- Ngày 18 -19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp phát động toàn quốc kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 

II. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢNG

Câu hỏi: Trình bày nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. Vì sao khẳng định cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa?

Giải rút gọn:

- Nội dung đường lối kháng chiến:

+ Kháng chiến toàn dân: Toàn dân tham gia kháng chiến. 

+ Kháng chiến lâu dài: nhằm đánh thắng kẻ địch có ưu thế về kinh tế và quân sự; chuyển hoá tương quan lực lượng theo hướng có lợi cho lực lượng kháng chiến.

+ Kháng chiến toàn diện: Kháng chiến trên mọi lĩnh vực

+ Dựa vào sức mình là chính. Đồng thời, cần tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế

-  Kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là chính nghĩa vì:

+ Cuộc chiến tranh tự vệ.

+ Nhằm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.

III. NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC  CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 13.4, mô tả nét chính của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.

Giải rút gọn:

- Từ ngày 19-12-1946 đến tháng 2-1947, quân dân ở các đô thị ở phía bắc vĩ tuyến 16 đã tổ chức nhiều trận đánh làm tiêu hao sinh lực quân Pháp. 

- Hà Nội góp phần tiêu diệt một phần sinh lực địch, giam chân quân Pháp trong thành phố để các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận, đoàn thể về căn cứ an toàn.

- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 đã đánh bại ý đồ đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến tại Hà Nội, bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thẳng nhanh” của Pháp

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 13.5, mô tả nét chính của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

Giải rút gọn:

- Tháng 10-1947, Pháp huy động 12 000 quân tiến công lên Việt Bắc 

- Quân dân Việt Nam đã từng bước đẩy lùi các cuộc tiến công của địch, giành thắng lợi. Ngày 19-12-1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.

- Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài. 

Câu hỏi: Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài?

Giải rút gọn:

- Về Chính trị:

+ Chính phủ quyết định chia cả nước thành 14 khu hành chính quân sự. 

+ Các Uỷ ban Hành chính chuyển thành Uỷ ban Kháng chiến hành chính, thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc

- Về Kinh tế:

+ Chính phủ ban hành các chính sách để duy trì và phát triển sản xuất

+ Thành lập Nha tiếp tế, xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân.

- Về Văn hoá, giáo dục:

+ Phong trào Bình dân học vụ được duy trì và phát triển 

+ Trường phổ thông các cấp vẫn tiếp tục duy trì hoạt động.

IV. BƯỚC NGOẶT PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 – 1953)

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 13,6, mô tả chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

Giải rút gọn:

- Tháng 5-1949, Pháp để ra kế hoạch Rơ-ve với nội dung tăng cường phòng ngự trên Đường số 4 nhằm khoá chặt biên giới Việt Trung; thiết lập “Hành lang Đông – Tây” cô lập căn cứ địa Việt Bắc. 

- Tháng 6-1950, mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quân Pháp; khai thông biên giới Việt – Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

- Ngày 16-9-1950, Việt Nam nổ súng cứ điểm Đông Khê. Sau hơn một tháng chiến đấu, ngày 22-10-1950, chiến dịch kết thúc thắng lợi, chọc thủng “Hành lang Đông – Tây” của Pháp, kế hoạch Rơ-ve bị phá sản

- Căn cứ địa cách mạng được mở rộng, con đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông, Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ

Câu hỏi: Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã làm gì để phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt?

Giải rút gọn:

- Chính trị:

+ Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II triệu tập quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam.

+ Tháng 3-1951, hợp nhất Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam 

- Ngoại giao:

+ Từ năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đã chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam. 

- Kinh tế:

+ Năm 1952, vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; ban hành chính sách chấn chỉnh thuế khoá, xây dựng nền tài chính, giảm tô và cải cách ruộng đất. 

- Văn hoá, giáo dục

+ Cải cách giáo dục phổ thông (9 năm), theo hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc.

V. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954)

Câu hỏi: Mô tả nét chính của chiến địch Điện Biên Phủ năm 1954. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

Giải rút gọn:

- Nét chính chiến địch Điện Biên Phủ năm 1954:

+ Pháp và Mỹ triển khai kế hoạch Na-va.

+ Tháng 9-1953, Đảng chủ trương phải đập tan kế hoạch quân sự Na-va.

+ Tháng 11-1953, Pháp chiếm Điện Biên Phủ, từng bước xây dựng nơi đây thành căn cứ quân sự kiên cố nhất của Pháp 

+ Tháng 12-1953, mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng quân Pháp, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Thượng Lào.

+ Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân đội Việt Nam tiến hành ba đợt tiến công

+ Chiều ngày 7-5-1954, tướng Đơ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của Pháp đầu hàng, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.

- Tác động của Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ: Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va; Giảng dòn ý chỉ xâm lược của thực dân Pháp; Buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán tại hội nghị Giơ-ne-vơ

Câu hỏi: Mô tả những thắng lợi tiêu biểu về ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954

Giải rút gọn:

- Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ chính thức được kí kết.

- Các bên tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; thực hiện ngừng băn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương; lấy vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) làm ranh giới quân sự tạm thời; Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do, tổ chức vào năm 1956.

VI. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)

Câu hỏi: Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).

Giải rút gọn:

- Truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu, đoàn kết của toàn quân và toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, lực lượng vũ trang ba thứ quân được xây dựng; căn cứ địa và hậu phương vững chắc 

- Tinh thần đoàn kết, liên minh chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).

Giải rút gọn:

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của Pháp. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của Pháp; đồng thời cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Hoàn thành bảng về những thành tựu tiêu biểu trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) theo mẫu sau vào vở ghi.

Nội dung

Thành tựu tiêu biểu

Quân sự

?

Chính trị, ngoại giao,

?

Kinh tế

?

Văn hóa, giáo dục

?

Giải chi tiết:

Nội dung

Thành tựu tiêu biểu

Quân sự

- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 đã đánh bại ý đồ đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến tại Hà Nội

- Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947 đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” 

- Chiến thắng Biên giới kết thúc thắng lợi, giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), chọc thủng “Hành lang Đông – Tây” của Pháp, kế hoạch Rơ-ve bị phá sản. 

- Chiến dịch Điện Biên Phủ: Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va; Giảng dòn quyết định vào ý chỉ xâm lược của thực dân Pháp; Buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán tại hội nghị Giơ-ne-vơ

Chính trị, ngoại giao,

- Chính trị:

+ Thành lập các Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Kháng chiến 

+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II được triệu tập.

+ Hợp nhất Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam

+ Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập

- Ngoại giao:

+ Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân công nhận và lần lượt đặt quan hệ ngoại giao

+ Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương chính thức được kí kết và kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam

Kinh tế

- Ban hành các chính sách để duy trì và phát triển sản xuất

- Thành lập Nha tiếp, xây dựng và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân.

- Vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; ban hành chính sách chấn chỉnh thuế khoá, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.

Văn hóa, giáo dục

- Phong trào Bình dân học vụ được duy trì và phát triển 

- Cải cách giáo dục phổ thông (9 năm), theo hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc.

Câu 2: Sưu tầm tư liệu và viết một đoạn ngắn (khoảng 200 từ) về một tấm gương tiêu biểu trên mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở địa phương em.

Giải rút gọn:

Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1946 anh tham gia dân quân ở địa phương, đến năm 1949 anh xung phong đi bộ đội. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường nguy hiểm, cũng như nghỉ dọc đường, anh luôn nhắc nhở đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng con dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những bất ngờ xảy ra. Khi dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng lái cho pháo thẳng đường. Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”, và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em đồng đội kịp ghìm giữ pháo lại. Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Lịch sử 9 Cánh diều bài 13, Giải bài 13Lịch sử 9 Cánh diều, Siêu nhanh giải bài 13 Lịch sử 9 Cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác