Siêu nhanh giải bài 3 Lịch sử 9 Cánh diều
Giải siêu nhanh bài 3 Lịch sử 9 Cánh diều. Giải siêu nhanh Lịch sử 9 Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Lịch sử 9 Cánh diều phù hợp với mình
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 3. CHÂU Á TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
MỞ ĐẦU
Ngày 18-9-1931, một vụ nổ phá huỷ đoạn đường ray nằm trên tuyến đường sắt Nam Mãn Châu thuộc sở hữu của Nhật Bản. Đây là cái cớ để Nhật Bản xâm lược Mãn Châu – một trong những sự kiện quan trọng của lịch sử Trung Quốc nói riêng, lịch sử châu Á nói chung từ năm 1918 đến năm 1945.
Vậy tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 có những nét chính nào?
Giải rút gọn:
a. Nhật Bản:
- Tình hình sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
+ Kinh tế: tăng trưởng trong thời gian ngắn, nhưng khủng hoảng, bấp bênh
+ Xã hội: đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân tiếp tục diễn ra,
- Cuộc đại suy thoái kinh tế diễn ra sớm ở Nhật Bản (1927) và gây ra hậu quả nặng nề
- Về đối nội, chính phủ Nhật quân phiệt hoá bộ máy nhà nước.
- Về đối ngoại, xâm lược mở rộng lãnh thổ
b. Trung Quốc
- Ngày 4/5/1919, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ
- Tháng 7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.
- Năm 1926 – 1927, Chiến tranh Bắc phạt bùng nổ, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản hợp tác chống các tập đoàn quân phiệt.
- Năm 1927 - 1937, xảy ra cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng
- Năm 1937 – 1945, Kháng chiến chống Nhật Bản.
c. Ấn Độ
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh:
+ Tháng 4-1920, đấu tranh bằng con đường bất bạo động, bất hợp tác. Năm 1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.
+ Dưới sự lãnh đạo của M. Gan-đi, Đảng Quốc đại phát động nhân dân đấu tranh đòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hoá, giáo dục của Anh, không làm việc cho Anh.
- Năm 1939 - 1945, tổ chức phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia chiến tranh, yêu cầu người Anh “Rời Ấn Độ", khiến thực dân Anh phải từng bước chấp thuận trao quyền tự trị cho người Ấn Độ.
d. Đông Nam Á:
- Phong trào đấu tranh phát triển theo hai khuynh hướng: tư sản và vô sản.
- Tháng 8-1945, chớp thời cơ Nhật Bản đầu hàng, cách mạng bùng nổ và giành chính quyền thành công tại In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
I. NHẬT BẢN
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản từ năm 1918 đến năm 1945.
Giải rút gọn:
- Tình hình Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
+ Kinh tế: tăng trưởng trong thời gian ngắn, nhưng khủng hoảng, bấp bênh
+ Xã hội: đấu tranh của công nhân và các tầng lớp nhân dân tiếp tục diễn ra
- Cuộc đại suy thoái kinh tế diễn ra sớm ở Nhật Bản (1927) và gây ra hậu quả nặng nề, dẫn đến sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt.
- Về đối nội, chính phủ Nhật quân phiệt hoá bộ máy nhà nước.
- Về đối ngoại, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản xâm lược các nước Đông Nam Á, Trân Châu Cảng, mở rộng chiến tranh ra toàn mặt trận châu Á Thái Bình Dương. Từ cuối năm 1944, nhiều thành phố ở Nhật Bản bị tàn phá bởi các cuộc ném bom của Mỹ
II. TRUNG QUỐC
Câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào cách mạng Trung Quốc từ năm 1918 đến năm 1945.
Giải rút gọn:
- Ngày 4/5/1919, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ chống
- Tháng 7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.
- Năm 1926 – 1927, Chiến tranh Bắc phạt bùng nổ, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản chống các tập đoàn quân phiệt.
- Năm 1927 - 1937, nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng
- Năm 1937 – 1945, Kháng chiến chống Nhật Bản.
III. ẤN ĐỘ
Câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1945.
Giải rút gọn:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh phát triển:
+ Tháng 4-1920, đấu tranh bằng con đường bất bạo động, bất hợp tác. Năm 1925, Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập.
+ Đảng Quốc đại phát động nhân dân đấu tranh đòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hoá, giáo dục của Anh, không làm việc cho Anh.
- Năm 1939 - 1945, phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia chiến tranh, yêu cầu người Anh “Rời Ấn Độ", khiển thực dân Anh phải từng bước chấp thuận trao quyền tự trị cho người Ấn Độ.
IV. ĐÔNG NAM Á
Câu hỏi: Trình bày những nét tiêu biểu về phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ năm 1918 đến năm 1945.
Giải rút gọn:
- Phong trào đấu tranh nhân dân phát triển theo hai khuynh hướng: tư sản. vô sản.
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Đông Nam Á đã thành lập các mặt trận chống phát xít nói chung và tiến hành kháng chiến chống Nhật.
- Tháng 8-1945, Nhật Bản đầu hàng, cách mạng bùng nổ và giành chính quyền thành công tại In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu 1: Lập bảng tóm tắt các giai đoạn phát triển của các nước châu Á những năm 1918 - 1945 vào vở ghi.
Giải rút gọn:
Khu vực/ quốc gia | Thời gian | Sự kiện |
Nhật Bản | 1918 | Bạo động của công nhân và các tầng lớp nhân dân |
| 7-1922 | Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập |
| 1927 | Ảnh hưởng bởi Cuộc đại suy thoái kinh tế |
| 1931 | Xâm chiếm Mãn Châu |
| 1937 | Mở rộng xâm lược Trung Quốc |
| 1944 | Nhiều thành phố ở Nhật Bản bị tàn phá bởi các cuộc ném bom của Mỹ |
Trung Quốc | 4/5/1919 | Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc. |
| 7/1921 | Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập. |
| 1926 – 1927 | Chiến tranh Bắc phạt bùng nổ, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản hợp tác chống các tập đoàn quân phiệt. |
| 1927 - 1937 | Nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng |
| 1937 – 1945 | Kháng chiến chống Nhật Bản. |
Ấn Độ | 4-1920 | M. Gan-đi làm Chủ tịch Liên hiệp tự trị toàn Ấn Độ |
| 1925 | Đảng Cộng sản Ấn Độ được thành lập |
| 1930 | Tiến hành “Hành trình muối”, chống lại độc quyền sản xuất muối của thực dân Anh. |
| 1939 - 1945 | Đảng Quốc đại và M. Gan-đi tổ chức phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia chiến tranh, yêu cầu người Anh “Rời Ấn Độ", khiển thực dân Anh phải từng bước chấp thuận trao quyền tự trị cho người Ấn Độ. |
Đông Nam Á | 1920 | đảng cộng sản thành lập ở In-đô-nê-xi-a, |
| 1930 | Thành lập đảng cộng sản ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin |
| 8-1945 | Cách mạng bùng nổ và giành chính quyền thành công tại In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. |
Câu 2: Sưu tầm tư liệu về một phong trào đấu tranh tiêu biểu theo khuynh hướng vô sản hoặc tư sản ở Đông Nam Á (1918 – 1945). Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Giải rút gọn:
Phong trào Đảng Cộng sản Indonesia:
- Khuynh hướng: Vô sản
- Thời gian: 1920 - 1945
- Tóm tắt:
+ Đảng Cộng sản Indonesia được thành lập vào tháng 5 năm 1920
+ Đảng Cộng sản tập trung vào việc tổ chức và lãnh đạo các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân Indonesia chống lại ách thống trị của thực dân Hà Lan.
+ Lãnh đạo nhiều cuộc đình công, biểu tình và góp phần làm suy yếu ách thống trị của thực dân Hà Lan.
+ Đảng Cộng sản Indonesia bị chính quyền thực dân đàn áp dữ dội, nhiều lãnh đạo bị bắt và tù đày. Đảng Cộng sản Indonesia tan rã vào năm 1927.
+ Đảng Cộng sản Indonesia được tái lập vào năm 1945 sau khi Nhật Bản đầu hàng. PKI đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Indonesia (1945-1949) giành độc lập từ Hà Lan.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải Lịch sử 9 Cánh diều bài 3, Giải bài 3Lịch sử 9 Cánh diều, Siêu nhanh giải bài 3 Lịch sử 9 Cánh diều
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận