Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Trắc nghiệm

Câu 1: Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc được tiến hành nhằm mục đích gì?

  • A. Chống đế quốc và phong kiến.
  • B. Chống lại chế độ phong kiến.
  • C. Chống lại sự xâm lăng của các nước khác.
  • D. Chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít.

Câu 2: Tại sao Việt Nam lại chọn thời cơ cách mạng vào tháng 8 năm 1945?

  • A. Vì khi ấy Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh.
  • B. Vì lúc đó quân đội Việt Nam đã rất lớn mạnh.
  • C. Vì có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
  • D. Vì cuộc biểu tình chống xâm lược trên thế giới đang dâng cao. 

Câu 3: Ý nào sau đây không phải chính sách đấu tranh của Đảng Quốc đại Ấn Độ do M.Gan-đi lãnh đạo?

  • A. Đấu tranh đòi quyền tự trị.
  • B. Tẩy chay hàng hoá, giáo dục của Anh.
  • C. Tổ chức bạo loạn với quy mô lớn. 
  • D. Không làm việc cho Anh.

Câu 4: Nguyên nhân khiến kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng là:

  • A. Ảnh hưởng của thiên tai và lạm phát.
  • B. Ảnh hưởng của chế độ cai trị.
  • C. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
  • D. Ảnh hưởng của thiên tai và tham nhũng. 

Câu 5: Tại sao M.Gandi lại chọn tư tưởng đấu tranh bất bạo động, bất hợp tác?

  • A. Vì ông sợ nhân dân Ấn Độ phải đổ máu, hi sinh.
  • B. Vì phù hợp với đặc điểm dân tộc và tôn giáo của Ấn Độ.
  • C. Vì dễ dàng thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
  • D.  Vì nhân dân Ấn Độ không có kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.

Câu 6: Phong trào “Hành trình muối” của Ấn Độ nhằm mục đích:

  • A. Phản đối việc Ấn Độ tham gia chiến tranh. 
  • B. Chống lại độc quyền sản xuất muối của thực dân Anh.
  • C. Yêu cầu thực dân Anh trao quyền tự trị cho người Ấn Độ.
  • D. Yêu cầu thực dân Anh trao trả lại quyền kiểm soát kinh tế. 

Câu 7: Cuộc đại suy thoái ở Nhật Bản diễn ra vào thời gian nào?

  • A. 1925.
  • B. 1930.
  • C. 1927.
  • D. 1933.

Câu 8: Ý nào sau đây là tình hình của Nhật Bản sau cuộc đại suy thoái kinh tế?

  • A. Chủ nghĩa quân phiệt phục hồi, tiến hành đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
  • B. Đảng phát xít nắm quyền lãnh đạo, tiến hành quân sự hoá đất nước.
  • C. Chính phủ tìm cách khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng.
  • D.  Đảng Cộng sản lên nắm quyền, thực hiện các quyền tự do, dân chủ. 

Câu 9: Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập vào thời gian nào?

  • A. Tháng 6/ 1918.
  • B. Tháng 7/1918.
  • C. Tháng 6/1922.
  • D.  Tháng 7/1922.

Câu 10: Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào năm bao nhiêu?

  • A. 1919.
  • B. 1920.
  • C. 1921.
  • D. 1922.

Câu 11: Sản xuất công nghiệp ở Nhật Bản sụt giảm bao nhiêu phần trăm trong cuộc đại suy thoái kinh tế?

  • A. 31.4%.
  • B. 32,5%.
  • C. 33,6%.
  • D. 30,3%.

Câu 12: Ý nào sau đây không đánh giá đúng vai trò của Đảng Quốc đại đối với phong trào dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1918 đến 1945?

  • A. Phát động nhân dân đấu tranh đòi quyền tự trị, tẩy chay hàng hoá của Anh.
  • B. Tổ chức phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • C. Đoàn kết quần chúng nhân dân Ấn Độ, chống lại độc quyền sản xuất muối của Thực dân Anh.
  • D. Thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ để đoàn kết công nhân và nhân dân lao động. 

Câu 13: Về đối nội, chính phủ Nhật đã làm gì để khắc phục khủng hoảng?

  • A. Thực hiện các chính sách mới chăm lo cho nhân dân.
  • B. Quân phiệt hoá bộ máy nhà nước.
  • C. Lựa chọn chế độ xã hội chủ nghĩa.
  • D. Thực hiện chính sách Quốc hữu hoá. 

Câu 14: Nhật Bản tiến hành chiến tranh mở rộng xâm lược Trung Quốc vào thời gian nào?

  • A. 1936.
  • B. 1942.
  • C. 1933.
  • D. 1937.

Câu 15: Mỹ ném quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma của Nhật Bản vào thời điểm nào?

  • A. 03/06/1945.
  • B. 08/05/1945.
  • C. 06/08/1945.
  • D. 07/12/1945.

Câu 16: Cuộc kháng chiến chống Nhật Bản ở Trung Quốc diễn ra vào thời gian nào?

  • A. 1926 - 1927.
  • B. 1926 - 1929.
  • C. 1937 - 1945.
  • D. 1927 -1937.

Câu 17: Năm 1925 diễn ra sự kiện quan trọng gì ở Ấn Độ?

  • A. M.Gan-đi được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp tự trị toàn Ấn Độ.
  • B. Đảng Cộng sản Ấn Độ thành lập.
  • C. Tiến hành “Hành trình muối”.
  • D. Tổ chức phong trào phản đối việc Ấn Độ tham gia chiến tranh. 

Câu 18: Tháng 8 năm 1945, các quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á giành được chính quyền thành công?

  • A. Việt Nam và Phi-lip-pin.
  • B. Xiêm và Mã Lai.
  • C. Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
  • D. In-đô-nê-xi-a và Lào. 

Câu 19: Phong trào yêu cầu người Anh “Rời Ấn Độ” kéo dài trong thời gian nào?

  • A. 1939 - 1945.
  • B. 1937 - 1939.
  • C. 1940 - 1945.
  • D. 1935 - 1940 

Câu 20: Ở Việt Nam, Đảng nào hoạt động theo khuynh hướng tư sản?

  • A. Đông Dương Cộng sản Đảng.
  • B. Việt Nam Quốc dân Đảng.
  • C. An Nam Cộng sản Đảng.
  • D. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác