Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Trắc nghiệm

Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu?

  • A. Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện.
  • B. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
  • C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.
  • D. Liên Xô đánh bại đạo quân chủ lực của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

Câu 2: Ở châu Á năm 1940, Nhật Bản đã chiếm được vùng nào?

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Ba nước Đông Dương,
  • C. Tây Á.
  • D. Trung Á.

Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thế giới được thiết lập theo trật tự nào?

  • A. Trật tự hai cực I-an-ta.
  • B. Trật tự thế giới mới. 
  • C. Trật tự thế giới đa cực. 
  • D. Trật tự Vec-xai - Oa-sinh-tơn.

Câu 4: Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện (15-8-1945) đã có tác động như thế nào đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

  • A. Tạo thời cơ khách quan cho cách mạng tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.
  • B. Tạo tình thế mới để Việt Nam đứng lên đấu tranh chống Nhật.
  • C. Tạo điều kiện cho Việt Nam đứng về phe Đồng minh chống phát xít.
  • D. Tạo thời cơ để cách mạng tháng Tám đánh bại chế độ phong kiến Bảo Đại.

Câu 5: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

  • A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức.
  • B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.
  • C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít.
  • D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Câu 6: Những nước nào theo chủ nghĩa phát xít?

  • A. I-ta-li-a, Đức, Hung-ga-ri.
  • B. Đức, Nhật, I-ta-li-a.
  • C. Đức, Áo, Nhật.
  • D. Mỹ, Đức, Nhật.

Câu 7: Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước ngoặt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai khi quân Đồng minh chuyển từ giai đoạn phòng ngự sang giai đoạn phản công?

  • A. Trận Béc-lin (05/1945).
  • B. Trận Xta-lin-grát (02/1943).
  • C. Trận Trân Châu Cảng (12/1941).
  • D. Trận Noóc-măng-đi (06/1944).

Câu 8: Phe Đồng minh gồm những nước nào?

  • A. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp.
  • B. Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp.
  • C. Liên Xô, Pháp, Tiệp Khắc, Hà Lan.
  • D. Liên Xô, Anh, Áo, Pháp. 

Câu 9: Chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài trong bao lâu?

  • A. Từ tháng 09/1939 đến tháng 10/1944.
  • B. Từ tháng 06/1940 đến tháng 07/1945.
  • C. Từ tháng 03/1942 đến tháng 02/1946.
  • D. Từ tháng 09/1939 đến tháng 08/1945.

Câu 10: Sự kiện châm ngòi cho sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là:

  • A. Cuộc đại suy thoái kinh tế (1929 - 1933).
  • B. Đức tấn công Ba Lan (01/09/1939).
  • C. Nhật tấn công Mỹ (07/12/1941).
  • D. Chiến dịch Xta-lin-grát (11/1942).

Câu 11: Sự kiện nào sau đây thúc đẩy mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nên sâu sắc.

  • A. Nhật Bản xâm lược Trung Quốc.
  • B. Hít-le trở thành Thủ tướng Đức.
  • C. Liên Xô hoàn toàn thành công cuộc công nghiệp hoá.
  • D. Cuộc đại suy thoái kinh tế bùng nổ và kéo dài. 

Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Chính sách dung dưỡng, thoả hiệp của các cường quốc phương Tây.
  • B. Sự hình thành các lò lửa chiến tranh của chủ nghĩa phát xít.
  • C. Mâu thuẫn giữa các nước về thị trường và thuộc địa.
  • D. Các nước Anh, Pháp, Mỹ bao vây, tiêu diệt Liên Xô.

Câu 13: Đức tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô trong thời gian nào?

  • A. Tháng 07/1942.
  • B. Tháng 05/1940.
  • C. Tháng 09/1939.
  • D. Tháng 06/1941. 

Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng ra toàn thế giới?

  • A. Quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng.
  • B. Quân Đức tấn công chớp nhoáng các nước châu Âu.
  • C. Quân Anh tấn công Ai Cập.
  • D. Quân Nhật kéo quân vào Đông Dương. 

Câu 15: Mục đích của phe phát xít khi chủ trương chiến tranh là gì?

  • A. Phân chia lại thị trường và thuộc địa.
  • B. Kiếm lợi từ buôn bán vũ khí trong chiến tranh.
  • C. Nhằm giành lại vị thế số 1 trên thế giới.
  • D. Nhằm khắc phục hậu quả của cuộc đại suy thoái kinh tế 1929 - 1933.

Câu 16: Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập vào ngày tháng năm nào?

  • A. 01/01/1942.
  • B. 02/02/1941.
  • C. 03/02/1940.
  • D. 11/09/1939.

Câu 17: Chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít của Liên Xô và các nước khác thuộc phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai là thời cơ thuận lợi cho nhân dân Việt Nam thực hiện:

  • A. Chiến dịch Thu Đông.
  • B. Cách mạng tháng Tám.
  • C. Phong trào Đồng Khởi.
  • D. Chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Câu 18: Giai đoạn 1 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1939 - 1940.
  • B. 1940 - 1945.
  • C. 1939 - 1941.
  • D. 1938 - 1941.

Câu 19: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có tác động như thế nào đến hệ thống tư bản chủ nghĩa?

  • A. Củng cố sự vững mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
  • B. Làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa.
  • C. Dẫn đến sự khủng hoảng của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
  • D. Mở rộng ảnh hưởng của hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Câu 20: Đâu không phải là ý nghĩa chiến thắng của phe Đồng minh?

  • A. Giúp nhận loai tránh khỏi thảm hoạ bị diệt vong.
  • B. Tạo thời cơ cho các nước thuộc địa và phụ thuộc đứng lên đấu tranh giành độc lập.
  • C. Thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.
  • D. Tạo ra một trật tự thế giới mới. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác