Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 10: Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Trắc nghiệm

Câu 1: Mốc đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là:

  • A. Học thuyết Tan-na-ca (1973).
  • B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977).
  • C. Học thuyết Kaiphu (1991).
  • D. Học thuyết Ko-zu-mi (1998).

Câu 2: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thắng lợi không mang ý nghĩa lịch sử nào dưới đây?

  • A. Lật đổ chế độ phong kiến.
  • B. Chấm dứt sự nô dịch, thống trị của đế quốc.
  • C. Mở rộng không gian chủ nghĩa xã hội.
  • D. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 3: Vị thế của Nhật Bản sau khi bước ra từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Phe thắng trận, nhận được bồi thường chiến tranh khổng lồ.
  • B. Phe thua trận, bị quân đội Mĩ chiếm đóng.
  • C. Phe thua trận, trở thành “sân sau” của Pháp.
  • D. Không tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai nên không bị ảnh hưởng.

Câu 4: Cơ sở nào giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này?

  • A. Thực hiện thành công một loạt các cải cách dân chủ.
  • B. Nhận được khoản viện trợ của Mĩ.
  • C. Sản xuất và buôn bán vũ khí cho các nước trong Chiến tranh lạnh.
  • D. Tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Câu 5: Sự kiện nào sau đây đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh?

  • A. Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh Bombay (2/1946).
  • B. Cuộc bãi công của 40 vạn công nhân Cancutta (2/1947).
  • C. Hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập (8/1947).
  • D. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa (1/1950)

Câu 6: Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc?

  • A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc.
  • B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc.
  • C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa.
  • D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Câu 7: Ý nào không phải điểm đổi mới về chính trị của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1951?

  • A. Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt.
  • B. Khen thưởng cho những người từng tham gia Thế chiến II.
  • C. Giải tán các lực lượng vũ trang.
  • D. Ban hành Hiến pháp mới có tiến bộ.

Câu 8: Những chính sách do Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh tiến hành ở Nhật trong thời gian 1945 - 1951 đã đem lại điều gì cho lĩnh vực kinh tế?

  • A. Kinh tế từng bước khôi phục, đạt mức trước chiến tranh.
  • B. Kinh tế không thực sự tăng trưởng khả quan.
  • C. Nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • D. Kinh tế bị phụ thuộc vào Mĩ.

Câu 9: Đâu không phải là ý nghĩa của sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa?

  • A. Kết thúc ách nô dịch hơn 1000 năm của chủ nghĩa đế quốc.
  • B. Đưa đất nước Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
  • C. Hoàn thành công cuộc tiến lên chủ nghĩa xã hội của đất nước Trung Quốc.
  • D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng nối liền từ Âu sang Á.

Câu 10: Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật được kí kết vào năm bao nhiêu?

  • A. 1949.
  • B. 1950.
  • C. 1951.
  • D. 1952.

Câu 11: Tại sao từ năm 1973 nền kinh tế của Nhật bản gặp nhiều khó khăn?

  • A. Do tác động lớn từ cuộc khủng hoảng năng lượng.
  • B. Do ảnh hưởng của chiến tranh lạnh.
  • C. Do ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • D. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Câu 12: Từ năm 1952 đến năm 1991, Nhật Bản đã dần chuyển sang chế độ nào?

  • A. Chế độ dân chủ.
  • B. Chế độ phát xít.
  • C. Chế độ phong kiến.
  • D. Chế độ chiếm hữu nô lệ. 

Câu 13: Cuộc nội chiến của Trung Quốc diễn ra trong thời gian nào?

  • A. 1945-1947.
  • B. 1948-1950.
  • C. 1946-1949.
  • D. 1951-1953.

Câu 14: Học thuyết Phu-cư-đa chủ trương đối ngoại với các nước Đông Nam Á như thế nào?

  • A. Chủ trương xâm lược các nước Đông Nam Á. 
  • B. Chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.
  • C. Coi các nước Đông Nam Á là kẻ thù.
  • D. Chủ trương cấm vận các nước Đông Nam Á.

Câu 15: Tại sao cầu Sê-tô Ô-ha-si lại là niềm tự hào của Nhật Bản?

  • A. Vì nó là cây cầu dài nhất thế giới.
  • B. Vì nó được gọi là “Tuyến đường sắt khổng lồ trên biển xanh”.
  • C. Vì nó phản ánh sự phát triển kinh tế và trình độ khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản. 
  • D. Vì nó được xây dựng trong một thời gian rất ngắn. 

Câu 16: Tình hình nền kinh tế của Nhật Bản từ nă 1952 đến những năm 70 của thế kỉ XX ra sao?

  • A. Bị khủng hoảng trầm trọng.
  • B. Có tăng trưởng nhưng không đáng kể.
  • C. Nền kinh tế bị suy giảm so với thời kì trước.
  • D. Nền kinh tế phát triển thần kì.

Câu 17: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỉ XX là

  • A. coi các nước ở khu vực Mĩ Latinh là đối tác chiến lược.
  • B. thực hiện chính sách cấm vận kéo dài đối với các nước Đông Nam Á.
  • C. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhiều nước trên thế giới.
  • D. bắt tay với Mĩ chống lại Liên Xô và các nước XHCN

Câu 18: Cầu Sê-tô Ô-ha-si được xây dựng trong thời gian nào?

  • A. 1976-1986.
  • B. 1978-1988.
  • C. 1980-1990.
  • D. 1982-1992.

Câu 19: Cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi vào thời gian nào?

  • A. 06/10/1952.
  • B. 10/10/1948.
  • C. 15/08/1950.
  • D. 01/10/1949.

Câu 20: Ấn Độ có vai trò quan trọng trong việc sáng lập ra phong trào nào sau đây?

  • A. Phong trào giải phóng dân tộc.
  • B. Phong trào không liên kết.
  • C. Phong trào phản đốỉ Chiến tranh lạnh và trật tự lanta.
  • D. Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác