Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 14: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Trắc nghiệm

Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

  • A. Đại hội đã đề ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: từ cách mạng tư sản dân quyền tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc.
  • B. Đại hội đã đem lại "nguồn ánh sáng” mới cho dân tộc Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
  • C. Đại hội đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Việt Nam - thời kỳ cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
  • D. Đại hội đã tiếp sức, chỉ đường cho cách mạng miền Nam, để nhân dân miền Nam tiến hành cuộc “Đồng khởi” thành công.

Câu 2: Những thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam Việt Nam trong đông xuân 1964 – 1965 có ý nghĩa gì?

  • A. Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
  • B. Đánh dấu sự phá sản về cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
  • C. Làm lung lay chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
  • D. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Câu 3: Nhiệm vụ của Cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?

  • A. Tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, Diệm.
  • B. Cùng với miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng CNXH.
  • C. Tiến hành CM DTDC
  • D. Không phải các nhiệm vụ trên.

Câu 4: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, tình hình miền Bắc như thế nào?

  • A. Miền Bắc được giải phóng và chuyển sang thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • B. Miền Bắc bị quân Trung Hoa Dân Quốc tiến vào với danh nghĩa giải giáp quân Nhật.
  • C. Miền Bắc đã trở thành một nước xã hội chủ nghĩa.
  • D. Miền Bắc trở thành mục tiêu xâm lược của Đế quốc Mĩ. 

Câu 5: Đầu năm 1955, khi đã đứng vững ở miền Nam Việt Nam tập đoàn Ngô Đình Diệm đã mở chiến dịch nào?

  • A. “tố cộng”, “diệt cộng”
  • B. “bài phong”, “đả thực”, “diệt cộng”.
  • C. “tiêu diệt cộng sản không thương tiếc”.
  • D. “thà bắn nhầm hơn bỏ sót”.

Câu 6: Nội dung nào không phản ánh thành tựu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965)?

  • A. Hơn 90% hộ nông dân vào hợp tác xã.
  • B. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp toàn miền Bắc.
  • C. Công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
  • D. Thương nghiệp tư nhân được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường.

Câu 7: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của cuộc tổng tiến công chiến lược 1972?

  • A. Mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
  • B. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách “bình định” của “Việt Nam hoá” chiến tranh.
  • C. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc trong 12 ngày đêm.
  • D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh.

Câu 8: Ngày 01 – 12 – 1958 Mỹ Diệm đã gây vụ tàn sát nào làm chết hơn 1000 người dân?

  • A. Chợ Được.
  • B. Hương Điền.
  • C. Vĩnh Trinh.
  • D. Phú Lợi

Câu 9: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là gì?

  • A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
  • B. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối Cách mạng miền Nam.
  • C. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho CM miền Nam bị tổn thất nặng.
  • D. Mỹ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch tố cộng diệt cộng, thi hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề

Câu 10: “Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu của Mỹ?

  • A. Phản ứng linh hoạt
  • B. Ngăn đe thực tế.
  • C. Bên miệng hố chiến tranh.
  • D. Chính sách thực lực.

Câu 11: “Bình định miền Nam trong 18 tháng” là nội dung của kế hoạch nào sau đây?

  • A. Kế hoạch Stalây Taylo.
  • B. Kế hoạch Johnson Mac-namara.
  • C. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ-tát-Xi-nhi.
  • D. Kế hoạch Stalây Taylo và Johnson Mac-Namara.

Câu 12: Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ” là lực lượng nào?

  • A. Lực lương quân ngụy.
  • B. Lực lượng quân viễn chinh Mỹ.
  • C. Lực lượng quân chư hầu.
  • D. Lực lượng quân ngụy và chư hầu.

Câu 13: Cuộc tiến công chiến lược 1972, được bắt đầu và kết thúc trong thời gian nào?

  • A. Từ 03-1972 đến cuối 5-1972.
  • B. Từ 03-1972 đến cuối 6-1972.
  • C. Từ 03-1972 đền cuối 7-1972.
  • D. Từ 03-1972 đến cuối 8-1972.

Câu 14: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế của ta trong chiến dịch nào sau đây?

  • A. Chiến dịch Tây nguyên.
  • B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
  • C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.

Câu 15: Những thắng lợi quân sự của quân dân miền Nam Việt Nam trong đông xuân 1964 – 1965 có ý nghĩa gì?

  • A. Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
  • B. Đánh dấu sự phá sản về cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
  • C. Làm lung lay chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
  • D. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Câu 16: Ngày 06-06-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta?

  • A. Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị Pa-ri.
  • B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương.
  • C. Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc lần hai.
  • D. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.

Câu 17: Chiến thắng nào của ta đã làm phá sản mục tiêu chiến lược “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ?

  • A. Chiến thắng Ba Rài.
  • B. Chiến thắng Đồng Xoài.
  • C. Chiến thắng Ấp Bắc.
  • D. Chiến thắng mùa khô 1965-1966, 1966-1967.

Câu 18: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

  • A. Đại hội đã đề ra con đường phát triển của cách mạng Việt Nam: từ cách mạng tư sản dân quyền tiến lên chủ nghĩa xã hội, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc.
  • B. Đại hội đã đem lại "nguồn ánh sáng” mới cho dân tộc Việt Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
  • C. Đại hội đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Việt Nam - thời kỳ cả nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
  • D. Đại hội đã tiếp sức, chỉ đường cho cách mạng miền Nam, để nhân dân miền Nam tiến hành cuộc “Đồng khởi” thành công.

Câu 19: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về tác động của phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960) đối với Mĩ và chính quyền sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?

  • A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
  • B. Phá vỡ một nửa hệ thống chính quyền địch ở các cấp thôn xã trên toàn miền Nam.
  • C. Làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chính quyền Mĩ - Diệm.
  • D. Làm thất bại chiến lược thực dân mới của Mĩ và sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Câu 20: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của cuộc tổng tiến công chiến lược 1972?

  • A. Mở ra một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
  • B. Giáng một đòn mạnh mẽ vào quân ngụy và quốc sách “bình định” của “Việt Nam hoá” chiến tranh.
  • C. Buộc Mĩ ngừng ngay cuộc ném bom đánh phá miền Bắc trong 12 ngày đêm.
  • D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác