Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 8: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Trắc nghiệm

Câu 1: Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay là gì?

  • A. Phát triển công nghiệp quân sự và buôn bán vũ khí.
  • B. Xây dựng và phát triển các tổ chức nghiên cứu phần mềm.
  • C. Phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
  • D. Chỉ tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

Câu 2: Điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1950 – 1973 so với những năm 1945 – 1950 là gì?

  • A. Tiến hành hợp tác, liên kết khu vực.
  • B. Một mặt liên minh với Mĩ, mặc khác cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
  • C. Anh tiếp tục liên minh với Mĩ, Pháp và Đức trở thành đối tượng của Mĩ.
  • D. Từ bỏ chính sách liên minh với Mĩ, thực hiện chính sách biệt lập.

Câu 3: Từ năm 1945 đến năm 1991, Liên Xô đi theo con đường:

  • A. Chủ nghĩa tư bản.
  • B. Chủ nghĩa xã hội.
  • C. Chủ nghĩa phát xít.                       
  • D. Chủ nghĩa quân chủ. 

Câu 4: Hoàn cảnh của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Là nước thua trận và bị tàn phá nặng nề.
  • B. Là nước thua trận, phải nhường lại thuộc đia cho các nước thắng trận.
  • C. Là nước chiến thắng và thu về khoản bồi thường khổng lồ. 
  • D. Là nước chiến thắng nhưng cũng bị tổn thất nặng nề.

Câu 5: Ý nghĩa của việc Liên Xô phóng thành công con tàu vũ trụ đưa người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất là gì?

  • A. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
  • B. Khẳng định sức mạnh vượt bậc về khoa học - kĩ thuật.
  • C. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
  • D. Chứng tỏ Liên Xô là một quốc gia có tiềm lực mạnh. 

Câu 6: Ý nào sau đây không phải nét nổi bật về tình hình xã hội, văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991?

  • A. Tỉ lệ công nhân tăng nhanh về số lượng trong xã hội.
  • B. Khối liên minh công - nông ngày càng gắn bó chặt chẽ.
  • C. Đội ngũ các nhà khoa học có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của đất nước.
  • D. Tốc độ tăng trưởng trung bình về công nghiệp đạt nhiều thành tựu đáng kể. 

Câu 7: Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong quan hệ với Mĩ và phương Tây thời kì 1945-1991 là gì?

  • A. Hợp tác hữu nghị về kinh tế với Mĩ và phương Tây. 
  • B. Phụ thuộc về kinh tế vào Mĩ và phương Tây.
  • C. Đối phó với Mĩ và phương Tây trong Chiến tranh lạnh.
  • D. Xung đột quân sự trực tiếp với Mĩ và phương Tây.

Câu 8: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 có ý nghĩa gì?

  • A. Mở ra kỉ nguyên mới về vũ khí hạt nhân cho nhân loại.
  • B. Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
  • C. Là đất nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử.
  • D. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc số 1 thế giới. 

Câu 9: Ý nghĩa của việc Liên Xô phóng thành công con tàu vũ trụ đưa người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất là gì?

  • A. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
  • B. Khẳng định sức mạnh vượt bậc về khoa học - kĩ thuật.
  • C. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
  • D. Chứng tỏ Liên Xô là một quốc gia có tiềm lực mạnh. 

Câu 10: Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào thời gian nào?

  • A. 04/10/1957.
  • B. 09/11/1958.
  • C. 12/12/1959.
  • D. 24/12/1960.

Câu 11: Ý nào sau đây không phải nét nổi bật về tình hình xã hội, văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991?

  • A. Tỉ lệ công nhân tăng nhanh về số lượng trong xã hội.
  • B. Khối liên minh công - nông ngày càng gắn bó chặt chẽ.
  • C. Đội ngũ các nhà khoa học có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của đất nước.
  • D. Tốc độ tăng trưởng trung bình về công nghiệp đạt nhiều thành tựu đáng kể. 

Câu 12: Kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) đã hoàn thành trong bao lâu?

  • A. 3 năm 10 tháng.
  • B. 2 năm 6 tháng.
  • C. 3 năm 5 tháng. 
  • D. 4 năm 3 tháng.

Câu 13: Nguyên nhân nào dưới đây làm cho Liên Xô và các nước Đông Âu bị “trì trệ”, khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?

  • A. Do xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.
  • B. Do chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.
  • C. Do hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
  • D. Do mô hình chủ nghĩa xã hội không còn phù hợp. 

Câu 14: Vệ tinh nhân tạo phóng thành công đầu tiên của Liên Xô có tên là gì?

  • A. Lai-ca 1.
  • B. Ích-xơ-plo 1.
  • C. Spút-nich 1.
  • D. Ba-cơ 1.

Câu 15: Thành tựu quan trọng về kinh tế Liên Xô đạt được từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

  • A. Tiến hành xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.
  • B. Phân chia ruộng đất đều cho nhân dân.
  • C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai châu Âu.
  • D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.

Câu 16: Năm 1961, Liên Xô đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?

  • A.  Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1.
  • B. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  • C. Liên Xô thành công đưa sinh vật vào vũ trụ và quay trở về.
  • D. Liên Xô phóng thành công vệ tinh do thám lên mặt trăng. 

Câu 17: Sự kiện nào sau đây đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền và thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân?

  • A. Nhật Bản bại trận, đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
  • B. Các nước tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu bị thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh.
  • C. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
  • D. Cách mạng Trung Quốc thành công, nối liền chủ nghĩa xã hội từ Âu sang Á. 

Câu 18: Sự kiện nào đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa chính thức sụp đổ ở Liên Xô?

  • A. Khủng hoảng trầm trọng trên mọi lĩnh vực.
  • B. Nền kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau Chiến tranh lạnh.
  • C. Goóc-ba-chốp từ chức Tổng thống, cờ búa liềm trên nóc điện Krem-li bị hạ xuống.
  • D. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở hầu hết các nước Đông Âu.

Câu 19: Giai cấp cơ bản trong xã hội các nước Đông Âu thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa là gì?

  • A. Nông dân và trí thức.
  • B. Nông dân và công nhân.
  • C. Công nhân và trí thức.
  • D. Công nhân và tư sản.

Câu 20: Đâu là sai lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu?

  • A. Coi nhẹ điều kiện, đặc điểm, văn hoá của mỗi nước. 
  • B. Áp dụng linh hoạt mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
  • C. Quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn.
  • D. Xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác