Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều bài 13: Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1954 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Trắc nghiệm

Câu 1: Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định sơ bộ ?

  • A. Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ,  nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
  • B.Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng.
  • C. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam. 
  • D. Hai bên cùng ngừng bắn ở Nam Bộ.

Câu 2: Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục kí với Pháp bản Tạm ước (14-9-1946) vì:

  • A. Muốn đẩy nhanh 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc về nước.
  • B. Thời gian có hiệu lực của Hiệp định Sơ bộ sắp hết.
  • C. Thực dân Pháp dùng sức ép về quân sự yêu cầu nhân dân ta phải nhân nhượng thêm.
  • D. Nhân dân Việt Nam cần thêm thời gian để chuẩn bị tốt cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp.

Câu 3: Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia:

  • A. Tự do.
  • B. Tự trị.
  • C. Tự chủ.
  • D. Độc lập.

Câu 4: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

(ngày 18 và 19 – 12 – 1946), đã quyết định vấn đề quan trọng gì?

  • A. Kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
  • B. Phát động toàn quốc kháng chiến. 
  • C. Lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống Pháp.
  • D. Hòa hoãn với Pháp, kí Hiệp định Phông-ten-nơ-blô.

Câu 5: Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị:

  • A. Toàn dân kháng chiến. 
  • B.Kháng chiến kiến quốc.
  • C.Kháng chiến toàn diện.
  • D. Trường kì kháng chiến.

Câu 6: Sự kiện nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống

thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bùng nổ vào ngày 19 – 12 – 1946?

  • A. Quân Pháp tấn công Hải Phòng và Lạng Sơn.
  • B. Hội nghị Phôngtennơblô (Pháp) giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp thất bại.
  • C. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 
  • D. Quân Pháp tiến hành thảm sát nhân dân Việt Nam ở Hàng Bún (Hà Nội).

Câu 7: Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội

trong 60 ngày đêm cuối năm 1946 – đầu năm 1947?

  • A. Việt Nam giải phóng quân.
  • B. Cứu quốc quân.
  • C. Trung đoàn Thủ đô.
  • D. Dân quân, du kích.

Câu 8: Sự kiện nào là tín hiệu tiến công của quân ta mở đầu cho cuộc kháng

chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

  • A. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng.
  • B. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện vào khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946.
  • C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
  • D. Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ.

Câu 9: Vì sao Đảng ta chủ trương chuyển từ nhân nhượng vơi Trung Hoa Dân Quốc sang hòa hoãn với Pháp?

  • A. Vì Trung Hoa Dân Quốc kí với Pháp bản Hiệp ước (28/02/2946).
  • B. Vì Pháp mạnh hơn Trung Hoa Dân Quốc.
  • C. Vì Trung Hoa Dân Quốc chuẩn bị rút về nước.
  • D. Vì Pháp chuẩn bị chiến đâu với Trung Hoa Dân Quốc.

Câu 10: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công Việt Bắc vào thu - đông năm 1947 nhằm:

  • A. Ngăn chặn con đường liên lạc của ta với quốc tế.
  • B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. 
  • C. Giải quyết mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.
  • D. Kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Câu 11: Đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là:

  • A. Kiên quyết, độc lập, tự chủ, dựa vào nhân dân.
  • B. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh
  • C. Giữ vững thế tiến công, kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
  • D. Toàn dân đánh giặc, cả nước đồng lòng, quyết tâm chiến đấu.

Câu 12: Chỉ thị của Đảng ta được đưa ra trong chiến dịch Việt Bắc thu –

đông năm 1947 là

  • A. “Toàn dân kháng chiến”.
  • B. “Phải phá tan cuộc cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
  • C. “Kháng chiến kiến quốc”.
  • D. “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Câu 13: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân

Việt Nam (1946 - 1954) mở đầu bằng chiến thắng nào?

  • A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.
  • B. Chiến thắng Việt Bắc. 
  • C. Chiến thắng Biên giới.
  • D. Cuộc chiến đấu của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn.

Câu 14: “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Câu văn trên trích trong văn bản nào?

  • A. Tuyên ngôn độc lập.
  • B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
  • D. Hịch Việt Minh.

Câu 15: Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Việt Nam đã buộc

thực dân Pháp phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sang

  • A. Phòng ngự.
  • B. Đánh phân tán.
  • C. Đánh tiêu hao.
  • D. Đánh lâu dài.

Câu 16: Âm mưu và hành động mới của Pháp – Mĩ từ sau thất bại ở chiến

dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là gì?

  • A. Thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
  • B. Thực hiện kế hoạch Rơ ve.
  • C. Thực hiện kế hoạch Nava.
  • D. Thực hiện kế hoạch Bôlae.

Câu 17: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc

chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)?

  • A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
  • B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
  • C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
  • D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. 

Câu 18: Ý nào sau đây không phải là âm mưu của thực dân Pháp khi tiến công lên Việt Bắc năm 1947?

  • A. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia.
  • B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
  • C. Giành thắng lợi quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn.
  • D. Triệt phá đường liên lạc của ta.

Câu 19: Ý nghĩa to lớn của chiến thắng Việt Bắc – thu đông 1947 là gì?

  • A. Làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.
  • B. Buộc địch phải thương lượng với chính phủ ta.
  • C. Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
  • D. Làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

Câu 20: Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:

  • A. Liên Xô.
  • B. Cu - ba.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Lào.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác