Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 9 Cánh diều Ôn tập chương 3: Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991 (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập chương 3: Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991 (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu giữa hai siêu cường nào?

  • A. Liên Xô và Trung Quốc.
  • B. Mỹ và Trung Quốc.
  • C. Liên Xô và Mỹ.
  • D. Trung Quốc và Anh. 

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu sự bùng nổ của Chiến tranh lạnh?

  • A. Tổng thống Mỹ H.Tơ-ru-man đọc diễn văn trước Quốc hội, phát động Chiến tranh lạnh (1947).
  • B. Mỹ thực hiện kế hoạch phục hưng châu Âu (1948).
  • C. Hiệp định tương trợ Xô - Trung được kí kết (1950).
  • D. Mỹ thành lập khối quân sự SEATO (1954).

Câu 3: Cuộc họp chấm dứt Chiến tranh lạnh được tổ chức ở đâu?

  • A. Pa-ri (Pháp).
  • B. Đảo Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
  • C. Đảo Man-ta (Địa Trung Hải).
  • D. Béc-lin (Đức)

Câu 4: Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào tác động đến lịch sử nhân loại?

  • A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các vấn đề xã hội bị bỏ quên.
  • B. Các nước đế quốc phải chi trả một khoản tiền khổng lồ để chạy đua vũ trang.
  • C. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
  • D. Nguy cơ huỷ diệt toàn cầu. 

Câu 5: Tình hình thế giới những năm sau Chiến tranh lạnh đã đặt các quốc gia trong tình thế nào?

  • A. Phải nắm bắt thời cơ.
  • B. Phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình.
  • C. Vừa nắm bắt thời cơ, vừa đẩy lùi thách thức.
  • D. Hạn chế thách thức và vươn lên.

Câu 6: Điểm giống nhau về nhiệm vụ của cách mạng Lào và cách mạng Campuchia những năm 1945 - 1954 là

  • A. kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
  • B. kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
  • C. tiến hành cách mạng XHCN.
  • D. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 7: Điểm khác biệt có ý nghĩa quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh

thế giới thứ hai là

  • A. từ chưa có địa vị quốc tế trở thành khu vực được quốc tế coi trọng.
  • B. từ các nước thuộc địa trở thành các quốc gia độc lập.
  • C. từ quan hệ biệt lập đã đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN.
  • D. từ những nước nghèo nàn trở thành những nước có nền kinh tế phát triển.

Câu 8: Từ năm 1951 đến năm 1975, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của nền công nghiệp Liên Xô đạt bao nhiêu phần trăm?

  • A. 5,8%.
  • B. 2,4 %.
  • C. 9,8%.
  • D. 10,5%.

Câu 9: Nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất là:

  • A. V. Go-rơ-bát-cô.
  • B. I. Ga-ga-rin.
  • C. S.Kri-ca-lép.
  • D. V.M. Cô-ma-rốp.

Câu 10: Ý nghĩa của việc Liên Xô phóng thành công con tàu vũ trụ đưa người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất là gì?

  • A. Phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
  • B. Khẳng định sức mạnh vượt bậc về khoa học - kĩ thuật.
  • C. Mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
  • D. Chứng tỏ Liên Xô là một quốc gia có tiềm lực mạnh. 

Câu 11: Ba nước cộng hoà đầu tiên li khai khỏi Liên bang Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Xô viết là:

  • A. U-crai-na, Ban-tích, Môn-đô-va.
  • B. Ban-tích, Gru-di-a, Môn-đô-va.
  • C. Ban-tích, Ac-mê-ni-a, Môn-đô-va.
  • D. Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Ac-mê-ni-a.

Câu 12 Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay là gì?

  • A. Đối tác chiến lược toàn diện.
  • B. Quan hệ song phương.
  • C. Hỗ trợ phát triển kinh tế.
  • D. Hỗ trợ phát triển quân sự.

Câu 13: Theo Kế hoạch Mácsan (1947), Mĩ sẽ viện trợ cho Tây Âu bao nhiêu tiền để khôi phục kinh tế?

  • A. 13,3 tỉ USD.
  • B. 18,3 tỉ USD.
  • C. 17,3 tỉ USD.
  • D. 16,5 tỉ USD.

Câu 14: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương – NATO được thành lập vào năm nào?

  • A. 1949.
  • B. 1959.
  • C. 1945.
  • D. 1958.

Câu 15: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào?

  • A. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) năm 1972.
  • B. Định ước Henxinki năm 1975.
  • C. Cuộc gặp không chính thức giữa Mỹ và Liên Xô tại đảo Man - ta (12/1989).
  • D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991).

Câu 16: Đâu là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu?

  • A. SEATO
  • B. NATO
  • C. CENTO
  • D. ANZUS

Câu 17: Nội dung nào dưới đây không phải là hệ quả của việc Mĩ thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (1947)?

  • A. Các nước Tây Âu đã từng bước phục hồi kinh tế sau chiến tranh.
  • B. Mĩ đã thành công trong việc lôi kéo, khống chế các nước tư bản Đồng minh.
  • C. Các nước Tây Âu từng bước vượt qua được khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
  • D. Khiến Tây Âu và Đông Âu có sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.

Câu 18: Tại sao cho đến nay, hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng bị chia cắt?

  • A. Do quyết định của hội nghị Ianta.
  • B. Do sự can thiệp của Mĩ.
  • C. Do hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh.
  • D. Do tác động của hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (1953).

Câu 19: Mốc đánh dấu sự "trở về" Châu Á của Nhật Bản là:

  • A. Học thuyết Tan-na-ca (1973).
  • B. Học thuyết Phu-cư-đa (1977).
  • C. Học thuyết Kaiphu (1991).
  • D. Học thuyết Ko-zu-mi (1998).

Câu 20: Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh”?

  • A. Ac-hen-ti-na.
  • B. Chi-le.
  • C. Ni-ca-ra-goa.
  • D. Cuba.

D. Sự nổi dậy của người dân

Câu 21: Biến đổi nào dưới đây không chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đổ chính trị thế giới?

  • A. Từ những nước thuộc địa, hơn 100 quốc gia đã giành được độc lập.
  • B. Sau khi giành độc lập, các quốc gia đều tiến lên chủ nghĩa xã hội.
  • C. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
  • D. Trật tự hai cực Ianta bị xói mòn do sự ra đời của các quốc gia độc lập.

Câu 22: Ấn Độ có vai trò quan trọng trong việc sáng lập ra phong trào nào sau đây?

A. Phong trào giải phóng dân tộc.

  • B. Phong trào không liên kết.
  • C. Phong trào phản đốỉ Chiến tranh lạnh và trật tự lanta 
  • D. Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.

Câu 23: Nội dung nào không phản ánh đúng thành tựu nhân dân Ấn Độ đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước?

  • A. Vươn lên trở thành một trong những cường quốc về công nghệ phần mềm
  • B. Từ năm 1995, trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới.
  • C. Đứng hàng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới.
  • D. Dần đầu thế giới trong các lĩnh vực: công nghệ vũ trụ, công nghệ hạt nhân,...

Câu 24: Thành công của cách mạng Trung Quốc đã ảnh hưởng như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?

  • A. Tăng cường lực lượng trong hệ thống XHCN.
  • B. Làm cho CNXH thắng thế trên toàn thế giới.
  • C. Đánh dấu sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.
  • D. Là điều kiện quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới

Câu 25: Nội dung nào là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Tính chất quần chúng sâu rộng.
  • B. Thời gian giành độc lập.
  • C. Đối tượng đấu tranh.
  • D. Hình thức đấu tranh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác