Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 2: Đại lượng tỉ lệ thuận

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời sáng tạo bài 2: Đại lượng tỉ lệ thuận. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

1. ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN 

HĐKP1:

a) c = 4h

b) Cả hai công thức đều thể hiện mối quan hệ giữa y với x và mối quan hệ giữa c với h là:

Mỗi giá trị của x cho một giá trị của y, y thì bằng x nhân một hệ số k = 10.

Mỗi giá trị của h cho một giá trị của c, y thì bằng x nhân một hệ số k = 4.

=> Kết luận:

Cho k là hằng số khác 0, ta nói đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ k nếu y liên hệ với x theo công thức y = kx.

Thực hành 1:

a. Đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng f. Hệ số tỉ lệ là 5.

b. P tỉ lệ thuận với m theo hệ số 9,8 nên có: P = 9,8m.

Vận dụng 1: 

+ Đồng: m = 8900V, m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ là 8900.

+ Vàng: m = 19300V, m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ là 19300.

+ Bạc: m = 10 500V, m tỉ lệ thuận với V theo hệ số tỉ lệ là 10 500.

2. TÍNH CHẤT CỦA ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN

HĐKP2:

a) Ta có: $\frac{y_{1}}{x_{1}}=\frac{5}{1}$ =5

Suy ra: Hệ số tỉ lệ của y đối với x là 5.

b) $y_{2}=10,y_{3}=30,y_{4}=500$

c) Ta có: $\frac{y_{1}}{x_{1}}=\frac{y_{2}}{x_{2}}=\frac{y_{3}}{x_{3}}=\frac{y_{4}}{x_{4}}$

=> Kết luận:

Nếu hai đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau thì:

- Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi.

$\frac{y_{1}}{x_{1}}=\frac{y_{2}}{x_{2}}=\frac{y_{3}}{x_{3}}$

- Tỉ số hai giá trị tùy ý của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia:

$\frac{x_{1}}{x_{2}}=\frac{y_{1}}{y_{2}}=\frac{x_{1}}{x_{3}}=\frac{y_{1}}{y_{3}}$,...

Thực hành 2:

a. Hai đại lượng m và n không tỉ lệ thuận với nhau.

Vì $\frac{4}{2}≠\frac{14}{4}$

b. Hai đại lượng m và n tỉ lệ thuận với nhau.

Vì $\frac{-5}{1}=\frac{-10}{2}=\frac{-15}{3}=\frac{-20}{4}=\frac{-25}{5}$

3.MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN

Vận dụng 2:

Vì m và n tỉ lệ thuận với nhau nên ta có: $\frac{-6}{2}=\frac{-9}{3}=\frac{a}{4}=\frac{-18}{b}$

=> a = 4. (-3) = -12; b = (-18): (-3) = 6.

Vận dụng 3:

Gọi số sách quyên góp của lớp 7A và 7B lần lượt là a và b (a, b ∈ N).

Theo đề bài có: $\frac{a}{32}=\frac{b}{36}$ và b - a = 8.

=> $\frac{a}{32}=\frac{b}{36}=\frac{b-a}{36-32}=\frac{8}{4}=2$

=> a = 32. 2 = 64; b = 36. 2 = 72.

Vậy số sách lớp 7A quyên góp là: 64 quyển, số sách lớp 7B quyên góp là: 72 quyển.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 7 CTST bài 2: Đại lượng tỉ lệ thuận, kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời bài 2: Đại lượng tỉ lệ thuận, Ôn tập toán 7 chân trời sáng tạo bài 2: Đại lượng tỉ lệ thuận

Bình luận

Giải bài tập những môn khác