Giáo án VNEN bài Tự nhiên, dân cư và xã hội Châu Phi
Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Tự nhiên, dân cư và xã hội Châu Phi. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 19, 20, 21, 22
Bài 8 : Tự nhiên, dân cư và xã hội Châu Phi
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức.
- Biết xác định giới hạn và vị trí địa lí của châu Phi.
- Hiểu về một số đặc điểm về tự nhiên, dân cư và xã hội châu Phi.
- Giải thích được sự phân bố dân cư không đồng đều và quá trình đô thị hoá ở Châu Phi.
- Vận dụng tìm hiểu một số vấn đề xã hội gây cản trở sự phát triển kinh tế của Châu Phi.
- Kỹ năng.
- Đọc và phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị,
- Đọc và phân tích số liệu thống kê .
- Đọc, mô tả và phân tích ảnh địa lí, nhận biết môi trường qua ảnh .
- Kĩ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm, đàm thoại, gợi mở, thuyết giảng tích cực.
- Thái độ.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Đoàn kết, không phân biệt chủng tộc.
- Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực:
- Phẩm chất: tự chủ, yêu thiên nhiên, trách nhiệm, tinh thần đoàn kết..
- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, xử lí số liệu thống , phân tích vị trí địa lí…
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Nội dung chính của bài bao gồm các phần:
- Xác định giới hạn và vị trí địa lí của Châu Phi
- Khám phá tự nhiên Châu Phi
- Tìm hiểu dân cư, phân bố dân cư ở Châu Phi
- Tìm hiểu một số vấn đề xã hội ở châu Phi
IV. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, đàm thoại, làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận, phương pháp sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ..
V. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- 1. Giáo viên:
- Thiết bị: máy chiếu, bảng phụ
- Phương tiện: Bản đồ phân bố dân cư và đô thị, Bảng số liệu thống kê về tỉ lệ gia tăng dân số một quốc gia châu Phi, Ảnh về xung đột vũ trang và di dân.
- Phương pháp: đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp hình thành biểu tượng địa lí, hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả, phương pháp sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, phương pháp giải quyết vấn đề,…
- Học sinh:
Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.
- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Tiết 19:
Ngày dạy: ..../..../2020
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Kiến thức cần đạt |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp…. Phương pháp: Thảo luận nhóm Thời gian: 7 phút |
||
- GV tổ chức trò chơi “Ai hiểu biết hơn – ai nhanh hơn”. - GV chia lớp thành 2 dãy bốc thăm câu hỏi và trả lời. ? Hoang mạc lớn nhất thế giới là gì? ở đâu?
? Tên loại cây khổng lồ của châu Phi? ? Công trình xây dựng vĩ đại của người Ai Cập? ? Loại động vật được coi là cao nhất trên đất liền? ? Chủng tộc Nê-grô-ít phân bố chủ yếu ở đâu? ? Con sông dài nhất thế giới? (6650 km) - GV đánh giá – tuyên dương - GV dẫn vào bài mới |
HS tham gia theo chỉ dẫn của GV |
- Hoang mạc lớn nhất thế giới là Sahara. Nằm ở phía Bắc Châu Phi. - Cây baobap là loại cây khổng lồ của Châu Phi. - Công trình xây dựng vĩ đại của người Ai Cập là Kim Tự Tháp. - Huơu cao cổ là loại động vật được coi là cao nhất trên đất liền. - Chủng tộc Nê-grô-ít phân bố chủ yếu ở Châu Phi - Con sông dài nhất thế giới là Sông Nile ( còn gọi là sống Nin) |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, sử dụng bản đồ, phân tích VTĐL, tranh.... Phương pháp: Hướng dẫn sử dụng bản đồ. Thời gian: 35 phút |
||
- GV chiếu lược đồ tự nhiên châu Phi. - GV đặt câu hỏi: ? Xác định giới hạn phần đất liền và vị trí địa lí châu Phi?
? Nhận xét khoảng cách từ XĐ về 2 điểm cực B- N, vị trí của 2 đường chí tuyến.
? Phần lớn diện châu Phi thuộc đới khí hậu nào ? Đặc điểm nổi bật của KH đó? ? Nhận xét đặc điểm hình dạng lãnh thổ và đường bờ biển của châu Phi.
?Xác định các dòng biển ven bờ ? Các dòng biển này ảnh hưởng tới đặc điểm gì của châu Phi? * Giới thiệu kênh đào Xuyê - Xây dựng năm 1859 -> 1869 do Phecđinăng Đơlepxep – kĩ sư người Pháp xây dựng. - Dài 169 km, sâu 12m, rộng 100m - GV đặt câu hỏi: ? Kênh đào này có ý nghĩa gì với giao thông đường biển trên TG.
? Ý nghĩa vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ? - GV nhận xét, chuẩn kiến thức |
Hoạt động cá nhân. HS quan sát.
HS xác định trên lược đồ.
Hoạt động cặp. HS thảo luận, trả lời
Hoạt động cá nhân HS trả lời, lên xác định các dòng biển
Hoạt động chung. HS xác định vị trí kênh đào Xuyê. HS trả lời. |
1. Giới hạn và vị trí địa lí.
- Giới hạn từ vĩ tuyến 37°20’B -> 34°52’N. Châu Phi ngăn cách với Châu Á bởi kênh đào Xuy-ê. - Châu Phi tiếp giáp: + Phía bắc: Địa Trung Hải. + Phía đông bắc: Biển Đỏ + Phía Đông và Đông Nam: Ấn Độ Dương. + Phía tây: Đại Tây Dương.
- Đường Xích đạo đi qua giữa châu Phi (bồn địa Công-gô, hồ Vích-to-ri-a), chí tuyến Bắc đi qua gần giữa Bắc Phi (hoang mạc Xa-ha-ra), chí tuyến Nam đi qua gần giữa Nam Phi (hoang mạc Ca-la-ha-ri).
- Phần lớn diện tích Châu Phi nằm trong đới nóng. Đặc điểm của KH là nóng và khô suốt năm - Hình dạng châu Phi có dạng hình khối. Đường bờ biển ít bị chia cắt, ít các vịnh biển, đảo và bán đảo.
- Các dòng biển ven bờ châu Phi: + Dòng biển nóng: Ghi-nê, Mũi Kim, Mô-dăm-bích. + Dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la, Xô-ma-li.
- Ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới: là tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng, rút ngắn được đường biển từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương.
- Ý nghĩa VTĐL: Là nhân tố quyết định đến đặc điểm khí hậu của châu lục. |
Hướng dẫn về nhà 1. Trải nghiệm sáng tạo: Chủ Đề : KHÁM PHÁ THIÊN NHIÊN CHÂU PHI Ø Mục tiêu: Xây dựng bài thuyết trình về thiên nhiên Châu Phi dưới dạng PowerPoint, báo tường hoặc video clip…. Ø Thời gian: 2 tuần. 2. Học bài. 3. Tìm hiểu thêm thông tin về kênh đào Xuyê. 4. Chuẩn bị mục 2. Khám phá tự nhiên châu Phi. Ø Đọc sách hướng dẫn, trả lời các câu hỏi. |
||
Tiết 20: Ngày dạy: ....... /11/2020 |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Kiến thức cần đạt |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực : tự học, giao tiếp… Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp Thời gian: 5 phút |
||
- GV đặt câu hỏi: ? Trình bày đăch điểm VTĐL của châu Phi? VTĐL đó ảnh hướng như thế nào đến khí hậu của châu lục? |
Hoạt động cá nhân. HS lên bảng trả lời. |
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, đọc bản đồ, phân tích tranh ảnh... Phương pháp: Dạy học hợp tác, sử dụng bản đồ Thời gian: 30 phút |
||
- GV chiếu lược đồ tự nhiên châu Phi. - GV đặt câu hỏi: ? Kể tên các dạng địa hình của Châu Phi? - Xác định các bồn địa, sơn nguyên, hoang mạc trên lược đồ.
?Nhận xét về địa hình châu Phi. ? Kể tên các loại khoáng sản chính, nơi phân bố.
? Nhận xét nguồn khoáng sản Giảng: kim cương chiếm 98%, vàng 60% sản lượng TG. * Giới thiệu BĐTN châu phi - GV đặt câu hỏi ? Xác định 2 đường Chí tuyến ? ? Nhắc lại phần lớn CP trong đới khí hậu nào? ? Nhiệt độ trung bình năm? Nhận xét? - GV chiếu lược đồ phân bố lượng mưa trung bình ở châu Phi? - GV đặt câu hỏi: ? Nhận xét sự phân bố lượng mưa TB năm ở Châu Phi? ? Mưa ít ảnh hưởng ntn đến cảnh quan?
- Xác định trên bản đồ hoang mạc lớn nhất ở đâu?
- Giải thích nguyên nhân hình thành hoang mạc này?
? Nhận xét chung về khí hậu châu Phi? - GV chuẩn hóa kiến thức - GV chiếu lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi - GV đặt câu hỏi: ? Kể tên các kiểu môi trường tự nhiên châu Phi?
- GV yêu cầu học sinh hoàn thành bảng trong sách hướng dẫn/ tr54. - Gọi 1 học sinh lên trình bày, 1 học sinh chỉ bản đồ. - GV đặt câu hỏi: ? Kiểu môi trường nào có diện tích lớn nhất?
? Nhận xét về sự phân bố các kiểu môi trường? giải thích? - GV chuẩn hóa kiến thức |
Hoạt động cá nhân. HS quan sát.
HS trả lời HS xác định trên lược đồ.
Hoạt động chung. Hs kể tên.
Hoạt động cá nhân
Hoạt đông cặp đôi. HS quan sát. HS thảo luận, trả lời, bổ sung.
Hoạt động nhóm theo bàn HS thảo luận, trả lời, bổ sung. HS trả lời.
Hoạt động chung. HS quan sát, trả lời.
Hoạt động nhóm ( theo bàn) Hs thảo luận, trả lời, bổ sung. Hoạt động chung Hs trả lời.
Hoạt động nhóm Hs nhận nhiệm vụ+ phân chia công việc. |
2. Khám phá tự nhiên
a, Địa hình, khoáng sản. - Các dạng địa hình của Châu Phi: sơn nguyên, bồn địa. + Toàn bộ lục địa là 1 khối cao nguyên khổng lồ cao trung bình 750m.
- Địa hình Châu Phi khá đơn giản. - Có nhiều khoáng sản: + Dầu mỏ, khí đốt: ven biển Bắc Phi, Tây Phi... + Sắt: dãy Át lát + Vàng: Trung Phi, Nam Phi +Côban, mangan, đồng, chì, uranium kim cương... Cao nguyên Nam Phi
- Châu Phi có nhiều khoáng sản , đặc biệt là kim loại quý hiếm: vàng, kim cương, uranium …
b. Khí hậu. - Nhiệt độ trung bình năm >200C => Nóng
- Lượng mưa: + Mưa ít, phân bố không đồng đều ( Ven DB lạnh < 200mm, Ven DB nóng > 200mm) -> Hình thành những hoang mạc lớn chiếm S rộng.
- Hoang mạc Xahara, Calahari.
- Nguyên nhân hình thành hoang mạc: + Bờ biển thẳng, ít bị chia cắt, cao trung bình 750m -> ảnh hưởng biển ít. + Nằm ở áp cao chí tuyến + Lãnh thổ BP rộng, hình khối -> ảnh hưởng biển không vào sâu được bên trong. + Dòng biển lạnh.
- Châu phi có khí hậu nóng, khô bậc nhất thê giới.
c, các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên. - Các kiểu môi trường tự nhiên châu Phi MT xích đạo ẩm: Rừng rậm xanh quanh năm + MT cận NĐ ẩm: Rừng lá rộng + MT nhiệt đới: Rừng thưa, xa van cây bụi + MT địa trung hải: Rừng cây bụi lá cứng + MT hoang mạc: TV nghèo nàn
- Kiểu môi trường có diện tích lớn nhất là hoang mạc
- Các MT tự nhiên nằm đối xứng qua xích đạo. |
* Hướng dẫn về nhà 1. Hoàn thành các bài tập được giao. 2. Chuẩn bị mục 3: Dân cư châu Phi Ø Đọc SGK Ø Quan sát lược đồ, biểu đồ. Ø Trả lời các câu hỏi. |
||
Tiết 21. Ngày dạy: ....... /11/2020 |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Kiến thức cần đạt |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: tự học, hợp tác, giao tiếp. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp Thời gian: 10 phút |
||
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm đã được giao về : “ Khám phá thiên nhiên châu Phi”. - GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. |
Hoạt động nhóm HS trình bày sản phẩm của nhóm HS đánh giá, bổ sung. |
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo, phân tích biểu đồ, lược đồ…. Phương pháp: Dạy học hợp tác, hướng dẫn sử dụng bản đồ. Thời gian: 30 phút |
||
- GV chiếu hình 10/SHD-44. - Hướng dẫn học sinh đọc và phân tích biểu đồ. - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong sách hướng dẫn. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chiếu hình 11/tr45 - GV đặt câu hỏi: ? Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư ở châu Phi?
- GV chuẩn hóa kiến thức. - GV đặt câu hỏi: ? Xác định trên H11vị trí các thành phố ở châu Phi có từ 1 triệu dân trở lên ? Đọc tên các thành phố, thuộc khu vực nào? ? Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở Châu Phi?
? Dân số thành thị tăng nhanh ở châu Phi gây ra những khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? - GV chuẩn hóa kiến thức. Gv Liên hệ Việt Nam. |
Hoạt động chung HS quan sát
Hoạt động cặp đôi HS thảo luận, trả lời, bổ sung.
Hoạt động cặp đôi HS quan sát, thảo luận, trình bày, bổ sung.
Hoạt động cá nhân. HS xác định.
Hoạt động chung |
3. Tìm hiểu về dân cư a. Sự gia tăng dân số. - Năm 2013, có 1100 triệu dân, chiếm 15,4 ds t/giới. -Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 2,6% (thế giới: 1,2 %) =>Bùng nổ dân số. - Hậu quả: + Dân số tăng nhanh, hạn hán kéo dài => nạn đói đe dọa. b. Phân bố dân cư, đô thị hóa. *Phân bố dân cư. - Tập trung ở duyên hải đặc biệt ở thung lũng sông Nin - Vùng hoang mạc, rừng rậm xích đạo hầu như không có người. => Phân bố không đều. Giải thích: phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của các môi trường tự nhiên. *Đô thị hóa. - Đô thị trên 5 triệu dân: Cairo , Lagot, Angie.
*Đặc điểm: + Tỉ lệ dân thành thị không ngừng tăng. + Tốc độ ĐTH nhanh nhưng chưa tương xứng với trìnhđộ phát triển kinh tế. * Khó khăn, hậu quả. Đô thị hóa tự phát nên xuất hiện nhiều khu ổ chuột, nhiều vấn đề KT – XH nảy sinh cần giải quyết.
|
Hướng dẫn về nhà. 1. Học bài. 2. Tìm hiểu một số vấn đề xã hội ở châu Phi. Ø Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tìm hiểu các vấn đề xã hội của châu phi ü Nhóm 1: tìm hiểu vấn đề xung đột biên giới. ü Nhóm 2: Nội chiến ở các nước châu Phi. ü Nhóm 3: dịch bệnh Ebola. ü Nhóm 4. Dịch bệnh AIDS. Ø Yêu cầu: sản phẩm được làm trên powerpoint. 3. Chuẩn bị phần C+ D. |
||
Tiết 22. Ngày dạy: ..... /11/2020 |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Kiến thức cần đạt |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: tự học, hợp tác…. Phương pháp: Vấn đáp Thời gian: 5 phút |
||
- GV đặt câu hỏi: ? Trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư châu Phi? ? Cho biết dân thành thị ở châu Phi tăng nhanh gây ra những khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?
|
Hoạt động cá nhân. HS lên bảng trả lời. |
Nhớ lại kiến thức đã được học |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: Tự học, hợp tác, công nghệ thông tin, thuyết trình… Phương pháp: dự án, thảo luận nhóm.. Thời gian: 25 phút |
||
- GV yêu cầu từng nhóm lên trình bày vấn đề đã được giao của nhóm trên máy chiếu. - Nhóm 1: Tìm hiểu vấn đề xung đột biên giới. - Nhóm 2: Nội chiến ở các nước châu Phi. - Nhóm 3: Dịch bệnh Ebola. - Nhóm 4. Dịch bệnh AIDS. => GV đánh giá, nhận xét bài làm của các nhóm. - GV đặt câu hỏi: ? Những khó khăn nào về mặt xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của châu Phi? - GV chuẩn kiến thức. |
Hoạt động nhóm Các nhóm trình bày kết quả đã thực hiện ở nhà.
Hoạt động chung Hs trả lời. |
4. Tìm hiểu một số vấn đề xã hội.
- Mâu thuẫn sắc tộc -> nội chiến và xung đột biên giới liên miên - Kinh tế vẫn nặng tự cung tự cấp, trao đổi hàng hóa còn ít, sự ngăn cách các bộ tộc càng nặng. - Dịch bệnh ( AIDS, Ebola …) đã và đang đe dọa cuộc sống của nhân dân.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực tự học, giao tiếp, vận dụng kiến thức…. Thời gian: 10 phút |
||
- GV yêu cầu học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập 1 và 2 trong SHD/47 |
Hoạt động cá nhân HS hoàn thành bài tập vào vở. |
1. Bài tập 1. 1- D. 2- C. 3- A 4- B. 1. Bài tập 2 a - Đ b - S c – Đ d – S đ – Đ e – Đ g-Đ |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực tự học, giao tiếp, vận dụng kiến thức…. Phương pháp: Vấn đáp Thời gian: 10 phút |
||
- GV đặt câu hỏi: ? Giải thích tại sao hoang mạc Namip lại xuất hiện ở ven biển Nam Phi. |
Hoạt động cá nhân ( về nhà) |
- Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ben –ghê-la. |
Hướng dẫn về nhà 1. Học bài, hoàn thành bài tập. 2. Chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 9. Kinh tế châu Phi Ø Tìm hiểu mục 1+2: đặc điểm chung về kinh tế và tìm hiểu ngành nông nghiệp. Ø Đọc sách hướng dẫn. Ø Trả lời các câu hỏi.
|
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 7