Giáo án VNEN bài Kiểm tra học kì I

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Kiểm tra học kì I. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Kiểm tra học kì I

KIỂM TRA HỌC KÌ I

(THEO LỊCH CỦA TRƯỜNG)

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:

  1. Kiến thức:
  • Đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trong quá trình học tập ở học kì I.
  • Thông qua bài kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh, nhằm điều chỉnh quá trình giảng dạy, học tập của học sinh và giáo viên.
  1. Kĩ năng:
  • Rèn luyện kĩ năng xác định và trả lời đúng câu hỏi.
  • Rèn luyện đức tính trung thực của học sinh trong quá trình làm bài kiểm tra.
  1. Thái độ:
  • Nghiêm túc, trung thực.
  1. Định hướng phát triển năng lực.
  • Phẩm chất: sống tự chủ, yêu thương.
  • Năng lực: Tự học, vận dụng kiến thức địa lí….

II. Chuẩn bị

  1. Giáo viên : Ma trận, đề bài, đáp án, thang điểm
  2. Học sinh : chuẩn bị theo hướng dẫn.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học.

Bảng mô tả

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Môi trường đới nóng.

- Biết vị trí đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới.

- Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường ở đới nóng

Giải thích được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường ở đới nóng

 

- Đọc và khai thác kiến thức từ các bản đồ các kiểu môi trường đới nóng.

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở đới nóng.

Liên hệ được với đặc điểm thời tiết khí hậu ở Việt Nam.

Môi trường đới ôn hòa.

- Biết vị trí đới ôn hòa  trên bản đồ Tự nhiên thế giới.

- Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường ở đới nóng

Giải thích được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường ở ôn hòa

 

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở đới ôn hòa

 

Môi trường đới lạnh

- Biết vị trí của đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới.

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.

- Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.

- Biết một số vấn đề lớn phải giải quyết ở đới lạnh.

- Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.

- Giải thích được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.

- Giải thích được nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng băng tan.

- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh.

- Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, ở đới lạnh.

 

Môi trường hoang mạc, vùng núi, biển và đại dương.

- Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc, vùng núi, biển và đại dương

- Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.

 

 

- Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc, vùng núi, biển và đại dương.

- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hoà.

- Phân tích lược đồ để biết được sự phân bố hoang mạc và đại dương trên thế giới.

- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa , cảnh quan của một số địa điểm ở môi trường hoang mạc.

Phân tích được các thiên tai hay xảy ra ở vùng núi và đề ra được biện pháp khắc phục.

Thành phần nhân văn của môi trường.

-Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới. nguyên nhân, hậu quả của nó.

- Phân biệt được quần cư nông thôn và đô thị.

- Biết được sơ lược quá trình Đô thị hóa.

- Giải thích được sự phân bố dân cư trên thế giới.

 

- Đọc được biểu đồ thá dân số, biểu đồ gia tăng dân số, lược đồ phân bố dân cư.

Liên hệ với Việt Nam.

Châu Phi.

Biết được VTĐL, giới hạn của châu Phi.

- Trình bày được các đặc điểm tự nhiên của các châu lục.

-Trình bày một số đặc điểm dân cư xã hội.

-Trình bày và giải thích được đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của Châu Phi

Giải thích được các đặc điểm tự nhiên của các châu lục.

-Trình bày và giải thích được 1 số đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội và đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của châu Phi và các khu vực châu Phi.

 

- Sử dụng được lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ và thu thập thông tin về đặc điểm tự nhiên, dân cư- xã hội và kinh tế của châu Phi và các khu vực châu Phi.

 

 Ma trận

KIỂM TRA CUỐI KỲ I

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

TN

TL

TN

TL

Các môi trường tự nhiên

- Trình bày ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường ở đới nóng, ôn hòa, đới lạnh và hoang mạc

 

- Giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường đới nóng , ôn hòa

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4 câu

1 điểm

10%

 

4 câu

1 điểm

10%

 

 

8 câu

2 điểm

20%

Thành phần nhân văn của môi trường

Phân biệt được các loại hình quần cư.

 

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1 câu

1 điểm

10%

 

 

 

 

1 câu

1 điểm

10%

Châu Phi

 

 

 

Giải thích được nguyên nhân hình thành hoang mạc Namip

Vẽ biểu đồ và nhận xét

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

 

 

1 câu

0,5 điểm

5 %

1 câu

1,5 điểm

15%

2 câu

2 điểm

20 %

TSC

TSĐ

Tỉ lệ

5 câu

2 điểm

20%

 

4 câu

1 điểm

10%

1 câu

0,5 điểm

5 %

1 câu

1,5 điểm

15%

11 câu

5 điểm

50%

Phần A: Phần trắc nghiệm ( 4 điểm) : Chọn đáp án đúng và ghi chữ cái đứng trước đáp án đã chọn vào tờ giấy thi.


Câu 1:
Các công trình kiến trúc, xây dựng như: Thạt Luổng, Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, cánh đồng Chum  thuộc về khu vực:

  1. Đông Nam Á. B. Trung Á.                C. Nam Á.                  D. Đông-bắc Á.

Câu 2: Những cái tên: Thi Nại Am, Tào Tuyết Cần, La quán Trung  liên quan đến lĩnh vực nào sau đây?

  1. Hội họa. B. Lịch sử.                   C. Văn học.                 D. Kiến trúc.

Câu 3: Bộ luật thời Lý có tên là gì?

  1. Hình thư.                                              B. Quốc triều hình luật.
  2. Hồng Đức. D. Gia Long.

Câu 4: Năm 1010 đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

  1. Nhà Lý thành lập.
  2. Lý Công Uẩn lên ngôi vua.
  3. Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
  4. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Câu 5: Khu vực nào điển hình khí hậu nhiệt đới gió mùa?

  1. Đông Á và Nam Á. B. Nam Mĩ và Đông Phi.
  2. Nam Á và Đông Nam Á. D. Tây và Trung Âu.

Câu 6: Nguyên nhân làm cho ven biển phía tây châu Âu có kiểu môi trường ôn đới hải dương là

  1. ảnh hưởng của dòng biển lạnh và gió Tín phong.
  2. ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới.
  3. ảnh hưởng của dòng biển lạnh và gió Tây ôn đới.
  4. ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Đông cực.

Câu 7: Tứ đại phát minh của người Trung Quốc bao gồm

  1. Dệt vải, nghề in, thuốc súng, la bàn.
  2. Thuốc súng, la bàn, làm giấy, dệt vải lụa.
  3. Nghề in, thuốc súng, la bàn, làm gốm sứ.
  4. Nghề in, thuốc súng, la bàn, làm giấy.

Câu 8: Núi băng còn được gọi là

  1. khiên băng. B. băng hà.                  C. băng trôi.                D. tảng băng.

Câu 9: Thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến ảnh hưởng chủ yếu đến các  nước như:

  1. Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản.
  2. Nhật Bản, Hàn Quốc,Mĩ, Nga.
  3. Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc.
  4. Ấn Độ, Việt Nam,Pháp, Nga.

Câu 10: Những con người khổng lồ là cụm từ để nói về

  1. những nhà thám hiểm châu Âu có công tìm ra những vùng đất mới.
  2. những nghệ nhân đã có công sáng chế được những cây cột bằng sắt không gỉ ở Ấn Độ thời kì phong kiến.
  3. những tác giả nổi tiếng của thơ Đường- Trung Quốc như: Lí Bạch, Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ...
  4. những nhà khoa học, nhà văn, nhà thiên văn học...của thời kì Phục Hưng.

Câu 11: Loại cây mọc chủ yếu ở môi trường hoang mạc là

  1. cây xương rồng. B. cây bao báp.           C. cây bông.                D. cây chà là.

Câu 12: Đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc là

  1. thời tiết khô nóng, ổn định.
  2. khí hậu vô cùng khô hạn, khắc nghiệt.
  3. lượng mưa phân bố theo mùa.
  4. mùa hạ nóng, mùa đông lạnh.

Câu 13: Rừng của môi trường xích đạo ẩm có nhiều tầng do

  1. mưa nhiều quanh năm . B.  ảnh hưởng của gió mùa.
  2. khí hậu nóng, ẩm quanh năm. D. nền nhiệt độ cao.

Câu 14: Lan Xang là tên gọi thời phong kiến của quốc gia nào hiện nay?

  1. Lào. B. Thái Lan.                C. Việt Nam.               D. Cam-pu-chia.

Câu 15: Cây lúa nước phát triển tốt ở môi trường khí hậu nào?

  1. Nhiệt đới gió mùa. B. Cận nhiệt đới.
  2. Ôn đới hải dương. D. Xích đạo ẩm.

Câu 16: Thảm thực vật chủ yếu ở môi trường ôn đới hải dương là

  1. rừng lá rộng. B. xavan và cây bụi.        C. rừng hỗn giao.  D. rừng lá kim.

II:  Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 ( 1 điểm). Phân biệt các loại hình quần cư nông thôn và đô thị?

Câu 2 ( 0.5 điểm). Tại sao ven biển Nam Phi lại hình thành hoang mạc Namip?

Câu 3 (1.5 điểm). Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP của một số nước châu Phi năm 2013 phân theo nhóm ngành kinh tế

(đơn vị:%)

Nước

Tổng số

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp, xây dựng

Dịch vụ

Cộng hòa Nam Phi

100

2,3

29,9

67,8

Ê-ti-ô-pi-a

100

45,0

11,9

43,1

  1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP năm 2013 phân theo nhóm ngành kinh tế của một số nước châu Phi.
  2. Qua biểu đồ, nhận xét về cơ cấu GDP của những nước này.

Câu 4 (1,0 điểm)

Trình bày về những chính sách phát triển giáo dục thời Lý. Những chính sách đó để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay? Vì sao?

Câu 5 (2,0 điểm)

  1. Em hãy so sánh cách tổ chức quân đội của nhà Lý và nhà Trần và rút ra nhận xét.
  2. Nếu em là Lý Công Uẩn em có chọn Đại La làm nơi định đô không? Vì sao?

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM

Phần I. Trắc nghiệm ( mỗi đáp án đúng 0.25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

C

A

A

D

C

B

D

A

C

D

A

B

C

A

A

A

Phần B. Tự luận

 

Câu

Nội dung

Thang điểm

Câu 1

 

 

Quần cư nông thôn

Quần cư đô thị.

Mật độ dân số

    Thấp

Cao

Nhà cửa, đường sá

Phân tán, gắn với đất canh tác

Tập trung với mật độ cao.

Hoạt động kinh tế chủ yếu

Nông – lâm – ngư nghiệp

Công nghiệp, dịch vụ.

Lối sống

Dựa vào truyền thống là chính.

Hiện đại, có tổ chức tuân theo pháp luật.

 

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

Câu 2

Ven biển châu Phi hình thành hoang mạc Namip vì:

-         ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

-         Có đường chí tuyến Nam đi qua.

 

0.25 điểm

0.25 điểm

Câu 3

a.      Vẽ biểu đồ chính xác, đúng tỉ lệ, có đầy đủ chú giải, tên biểu đồ.

b.      Nhận xét.

-         Cơ cấu GDP giữa 2 nước có sự khác biệt.

-         CH Nam Phi: là nước phát triển, tỉ trọng trong cơ cấu GDP của ngành dịch vụ và công nghiệp cao. (dẫn chứng)

-         Ê-ti-ô-pi-a: là nước nghèo, tỉ trong cơ cấu GDP trong ngành nông nghiệp cao.( dẫn chứng)

0,75 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học xã hội 7, giáo án khoa học xã nhiên 7 môn địa, giáo án VNEN địa 7, giáo án chi tiết bài Kiểm tra học kì I, giáo án 5 hoạt động khoa học xã nhiên 7

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác