Giáo án VNEN bài Châu Nam Cực
Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Châu Nam Cực. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 45 - 46
Bài 23: Châu Nam Cực
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Kiến thức
- Biết xác định giới hạn lãnh thổ và vị trí địa lí của châu Nam Cực
- Hiểu các đặc điểm cơ bản về khí hậu của Châu Nam Cực
- Giải thích được các đặc điểm về địa hình, khoáng sản và sinh vật ở Châu Nam Cực.
- Vận dụng để phân tích vai trò của tầng Ô-zôn đối với đời sống và sản xuất của con người trên Trái Đất.
- Kĩ năng.
- Phân tích tranh ảnh, lát cắt địa lí để tìm hiểu địa hình của châu Nam Cực.
- Phân tích bản đồ, bảng số liệu để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
- Phân tích biểu đồ khí hậu để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu.
- Thái độ.
- Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết.
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Nâng cao ý thức chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
- Phầm chất: Sống tự chủ, yêu thương, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, lí giải địa lí, năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, sử dụng tranh ảnh địa lý.
* Tích hợp giáo dục môi trường.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM.
Bài “Châu Nam Cực” bao gồm 4 nội dung trọng tâm:
- Tìm hiểu về phạm vi, giới hạn lãnh thổ và vị trí địa lí.
- Nhận xét đặc điểm khí hậu.
- Khám phá địa hình, khoáng sản và sinh vật.
- Tìm hiểu về hiện tượng suy giảm tầng ozon ở Nam Cực.
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM.
- Phương pháp dạy học hợp tác, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí, phân tích lát cắt địa lí, trình bày 1 phút, ...
- Phương pháp sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
- Giáo viên
- Phương tiện – thiết bị: máy tính, máy chiếu, …
- Bản đồ Châu Nam Cực.
- Bản đồ khám phá và nghiên cứu châu nam cực.
- Một số tranh ảnh về quang cảnh Châu Nam Cực.
- Học sinh
Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Tiết 45.
Ngày dạy: ......
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Kiến thức cần đạt. |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: tự học, phân tích tranh ảnh,…. Phương pháp: Phân tích ảnh địa lí, vấn đáp. Thời gian: 10 phút. |
||
- GV chiếu 1 số hình ảnh về châu Nam Cực. ? Viết ra những hiểu biết của em về Châu Nam Cực? |
Hoạt động chung HS quan sát tranh HS trả lời |
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: Tự học, phân tích tranh ảnh, lược đồ,… Phương pháp: sử dụng lược đồ, hướng dẫn phân tích biểu đồ. Thời gian: 35 phút |
||
- GV chiếu bản đồ TN châu Nam cực. - GV đặt câu hỏi: ? Xác định vị trí, giới hạn, diện tích Châu Nam Cực? - Diện tích? - Bao gồm những bộ phận nào? - Tiếp giáp?
? Ảnh hưởng của VTĐL đến khí hậu của châu nam Cực?
- GV yêu cầu HS quan sát và phân tích 2 biểu đồ. - GV đặt câu hỏi: ? Cho biết NĐ tháng cao nhất và thấp nhất ở từng biểu đồ?
? Nhận xét nhiệt độ ở châu Nam cực?
? Tại sao Châu Nam Cực lại lạnh như vậy? - GV chuẩn kiến thức.
- GV chiếu 1 số hình ảnh về châu Nam Cực. |
Hoạt động cá nhân
HS quan sát
HS trả lời, xác định trên lược đồ.
Hoạt động chung HS trả lời.
Hoạt động nhóm nhỏ. HS quan sát biểu đồ. HS phân tích biểu đồ.
HS trả lời.
Hoạt động cặp đôi Hs thảo luận, trả lời.
Hoạt động chung Hs quan sát tranh ảnh, video. |
1. Tìm hiểu về phạm vi, giới hạn lãnh thổ và VTĐL.
- Diện tích = 14,1 triệu km2 - Bao gồm lục địa Nam cực và các đảo ven lục địa. - Tiếp giáp với 3 đại dương.
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí: Do nằm ở vùng cực , nên về mùa đông đêm địa cực dài , còn mùa hạ tuy có ngày kéo dài nhưng cường độ bức xạ rất yếu và tia sáng bị mặt tuyết khuếch tán mạnh, lượng nhiệt sưởi ấm không khí không đáng kể . Do vậy, châu Nam Cực có khí hậu lạnh gay gắt. => Châu lục lạnh nhất thế giới.
* Trạm Lit XTơn: + Nhiệt độ cao nhất tháng 1 (- 10oC) + Nhiệt độ cao nhất tháng 9 (- 42oC) * Trạm Vô - XTốc + Nhiệt độ thấp nhất tháng 1 (- 73oC) + Nhiệt độ cao nhất tháng 11 (-37oC)
- Khí hậu rất giá lạnh, nhiệt độ quanh năm dưới < 0oC , thấp nhất – 94,5oC - Châu Nam Cực có khí hậu lạnh do là nơi có nhiều gió bão, gió thường > 60km/giờ + Do vị trí, góc nhập xạ…NC lạnh hơn BC
|
Hướng dẫn về nhà 1. Xem lại kiến thức đã học. 2. Chuẩn bị mục 3+4. tìm hiểu hiện tượng suy giảm tầng ozon ( bài powerpoint). 3. Đọc SGK và trả lời các câu hỏi.
|
||
Tiết 46. Ngày dạy: ...../3/2020. |
||
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Kiến thức cần đạt |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp,…. Phương pháp: Vấn đáp. Thời gian: 3 phút. |
||
- GV đặt câu hỏi: ? Trình bày đặc điểm khí hậu châu Nam Cực? tại sao CNC là châu lục lạnh nhất thế giới ? |
Hoạt động chung HS trả lời. |
- HS nhớ được kiến thức đã học. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, hợp tác, động não, phân tích lát cắt địa hình,…. Phương pháp: phân tích lát cắt địa lí, động não, Dạy học dự án. Thời gian: 34 phút |
||
- GV yêu cầu hs quan sát Hình 5,6/SHD-28. - GV đặt câu hỏi: ? Trình bày đặc điểm địa hình và lớp phủ băng ở lục địa Nam Cực?
? Giải thích tại sao lại có địa hình như vậy? - Giảng về sự di chuyển của băng ? Sự tan băng ở châu Nam Cực ảnh hưởng như thế nào tới đời sống con người trên Trái Đất ? Nguyên nhân làm cho băng tan ngày càng nhiều?
? Trong điều kiện như vậy, sinh vật sống ra sao?
? Vì sao ĐV có thể sinh sống ở đây?
- GV giảng: Nhiều loài như cá voi xanh có nguy cơ tuyệt chủng - GV đặt câu hỏi: ? Vậy vấn đề môi trường cần quan tâm ở Châu Nam Cực hiện nay là gì? ? Em cho biết những khoáng sản quan trọng nơi đây? *Phương pháp: Dạy học dự án. - GV yêu cầu 4 nhóm lên trình bày bài Powerpoint đã chuẩn bị về hiện tượng suy giảm tầng Ô-Zôn. - GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, chuẩn kiến thức.
|
Hoạt động cặp đôi. HS quan sát, thảo luận, trả lời, bổ sung.
Hoạt động chung. HS nghe + trả lời.
Hoạt động cá nhân HS trả lời, giải thích.
HS trả lời.
Hoạt động nhóm. Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình. |
1. Khám phá địa hình, khoáng sản, sinh vật. * Địa hình. - Địa hình được phủ 1 lớp băng dày khoảng 2000m, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích băng ở đây lên tới trên 35triệu km3. - Do khí hậu rất giá lạnh, nhiệt độ quanh năm dưới < 0oC
- Ảnh hưởng của sự tan băng: + Băng tan hết nước dâng 70m, thu hẹp các lục địa, nhấn chìm nhiều đảo…Khi đến bờ biển , băng bị vỡ ra, tạo thành các núi băng trôi trên biển , rất nguy hiểm cho tàu bè qua lại + Nguyên nhân do TĐ nóng lên - Trong điều kiện lạnh giá như vậy nhưng vùng ven biển và trên các đảo vẫn có chim và động vật sinh sống: Chúng tự thích nghi với môi trường: lớp mỡ dày, lông không thấm nước… - ĐV có thể sinh sống ở đây vì: + Thức ăn phong phú: Nhiều cá, tôm và sinh vật phù du dồi dào, cung cấp thức ăn cho các loài động vật + Động vật có đặc điểm thích nghi với môi trường lạnh giá + Vùng ven biển nhiệt độ tương đối ấm
- Vấn đề môi trường cần quan tâm ở Châu Nam Cực hiện nay là băng tan. - Khoáng sản: Than đá, Fe, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên. 4. Tìm hiểu về hiện tượng suy giảm tầng Ô-Zôn ở Nam Cực. - Khái niệm: suy giảm tầng Ô-zôn: SHD/29. - Hậu quả: + Tăng tia cực tím. + Tạo các khối u ác tính. + Ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, hoạt động sản xuất,… - Biện pháp: Bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải ra không khí. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: tự học, phân tích biểu đồ,… Phương pháp: Phân tích biểu đồ Thời gian: 5 phút. |
||
- GV đặt câu hỏi ? Dựa vào hình 5, nhận xét khu vực đóng băng và chưa đóng băng ở châu Nam Cực? |
Hoạt động cá nhân Hs quan sát, trả lời. |
Câu 1. Đã phân tích ở mục 2. Câu 2.: Hầu hết các khu vực ở CNC đều đóng băng. - Các khu vực chưa đóng băng chủ yếu phân bố ở các dãy núi dọc ven biển. |
D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG , MỞ RỘNG VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ. 1. Vận dụng-tìm tòi mở rộng. - Yêu cầu học sinh về nhà trả lời câu hỏi mục D,E. 2. Hướng dẫn về nhà. - Học bài. - Ôn tập các nội dung đã học trong học kì 2. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 7