Giáo án Địa lý 7 bài 39: Kinh tế Bắc Mỹ (tiếp theo)
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 39: Kinh tế Bắc Mỹ (tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
BÀI 39: KINH TẾ BẮC MỸ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ.
+ Công nghiệp: Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao. Trình độ phát triển công nghiệp của 3 nước khác nhau.
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
- Trình bày được Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA): các thành viên, mục đích, vai trò của Hoa Kì.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm kinh tế của Bắc Mĩ.
- Phân tích lược đồ Công nghiệp Hoa Kì để trình bày về sự phân hóa không gian công nghiệp, xu hướng chuyển dịch vốn và nguồn LĐ trong công nghiệp Hoa Kì.
- Đọc và phân tích biểu đồ hoặc số liệu thống kê về kinh tế của Bắc Mĩ.
3. Thái độ:
- Nâng cao tinh thần học hỏi về công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế. Nhận thức được ý nghĩa và vai trò hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học; hợp tác; ...
- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên:
- SGK, giáo án, tập bản đồ.
- Bản đồ công nghiệp Bắc Mĩ.
- Một số hình ảnh về các ngành công nghiệp hàng không, vũ trụ, công nghệ thông tin ... của Bắc Mĩ.
2. Đối với học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập, bảng nhóm.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp các hình ảnh về kinh tế Bắc Mĩ, từ đó dẫn dắt học sinh vào bài học.
Hình 1 Hình 2
Sau khi xem các hình ảnh, GV đặt câu hỏi: Các hình ảnh trên khiến em liên tưởng đến nền kinh tế của khu vực nào?
Bước 2: Hs quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt kết nối vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu công nghiệp của Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới.: (10phút)
* Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ.
+ Công nghiệp: Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao. Trình độ phát triển công nghiệp của 3 nước khác nhau.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác …
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
GV hướng dẫn HS quan sát H39.1/sgk/122 kết hợp kênh chữ SGK.
Giao nhiệm vụ cho HS:
- GV chia lớp thành 8 nhóm.
- Các nhóm tìm hiểu và hoàn thành PHT
Tên quốc gia Các ngành công nghiệp Phân bố tập trung
Ca-na-da
Hoa Kì
Mê-hi-co
Bước 2:
+ HĐ cá nhân : Tự tìm hiểu, tìm kiếm phương án trả lời
+ HĐ nhóm : Tổng hợp ý kiến cá nhân, rút ra kết luận.
HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp.
Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…
Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3:
- Tổ chức, theo dõi các nhóm làm việc.
Hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.
- Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá hoạt động và chuẩn hóa kiến thức.
GV đặt câu hỏi:
Quan sát H39.2 và H39.3, em có nhận xét gì về trình độ phát triển của ngành công nghiệp hàng không và vũ trụ Hoa Kì? (bảng)
2. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới.
a. Sự phân bố công nghiệp ở Bắc Mĩ.
Tên quốc gia Các ngành công nghiệp Phân bố tập trung
Ca-na-da - Khai thác và chế biến lâm sản, hóa chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm. - Phía Bắc Hồ Lớn.
- Ven Đại Tây Dương.
Hoa Kì - Phát triển tất cả các ngành kĩ thuật cao. - Phía Nam Hồ Lớn, Đông Bắc.
- Phía Nam, ven Thái Bình Dương (vành đai Mặt Trời).
Mê-hi-co - Cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu, công nghiệp thực phẩm. - Thủ đô Mê-hi-cô.
- Các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.
b. Công nghiệp Bắc Mĩ phát triển ở trình độ cao:
- Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao.
- Hoa Kì có nền công nghiệp đứng đầu thế giới.
- Đặc biệt ngành hàng không và vũ trụ phát triển mạnh mẽ.
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu dịch vụ của Bắc Mĩ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. (7 phút)
* Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ.
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác …
*Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát bảng số liệu sgk/124 kết hợp kênh chữ SGK và bảng phụ – nội dung bảng số liệu sgk/124.
- Giao nhiệm vụ cho HS:
1. Dựa vào bảng số liệu GDP của các nước Bắc Mĩ, cho biết vai trò của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế Bắc Mĩ năm 2001?
2. Dịch vụ hoạt động mạnh trong lĩnh vực nào? Phân bố tập trung ở đâu?
Bước 2:
- HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp.
- Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3:
- Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…
- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức 3. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. (Hoa Kì: 72%, Canađa, Mêhicô: 68%)
HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu Tìm hiểu hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ: (NAFTA). (8 phút)
* Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ.
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác …
*Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV hướng dẫn HS quan sát kênh chữ SGK.
- Giao nhiệm vụ cho HS:
1. NAFTA thành lập năm nào? Gồm bao nhiêu nước tham gia ?
2. NAFTA có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ ?
Bước 2:
- HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp.
- Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3:
- Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…
- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức 4. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ: (NAFTA).
- Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) được thông qua năm 1993, gồm Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô.
- Mục đích: kết hợp thế mạnh của cả 3 nước, tạo nên thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Vai trò của Hoa Kì: chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa.
- Mở rộng thị trường nội địa và thế giới.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Trò chơi “Bông hoa may mắn”. Mỗi bông hoa có điểm số khác nhau tương ứng với câu hỏi ở bông hoa đó.
Câu 1: Ngành CN nào sau đây ở Bắc Mỹ không phải là CN hàng đầu TG?
A. Hàng không B. Vũ trụ C. Nguyên tử D. Cơ khí.
Câu 2: Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mỹ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là
A. nông nghiệp B. công nghiệp c. Dịch vụ D. Ba lĩnh vực bằng nhau.
Câu 3: Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Bắc Mỹ là
A. Canada B. Hoa kỳ C. Mê-hi-cô D. Ba nước bằng nhau.
Câu 4: Hãng máy bay Bôing là hãng máy bay của
A. Canada B. Hoa kỳ C. Mê-hi-cô D. Ba nước hợp tác.
Câu 5: Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kỳ tập trung ở
A. vùng Tây Bắc và ven vịnh Mê Hi Cô.
B. phía nam hồ lớn và vùng đông bắc ven Đại Tây Dương.
C. phía Nam và duyên hải Thái Bình Dương.
D. vùng trung tâm Hoa Kỳ.
Câu 6: Các ngành công nghiệp không quan trọng của Canada là
A. khai thác khoáng sản, luyện kim.
B. chế tạo xe lửa, hóa chất
C. điện tử, viễn thồng, hàng không vũ trụ
D. công nghiệp gỗ, bột giấy, giấy thành phẩm.
Câu 7: Thế mạnh kinh tế của Mê -hi –cô là
A. có nguồn nhân công giá rẻ, dồi dào.
B. công nghệ hiện đại
C. khoáng sản phong phú
D. thị trường rộng lớn.
Câu 8: Các ngành công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kỳ có thời kỳ sa sút vì
A. sau những khủng hoảng kinh tế.
B. công nghiệp chưa kịp đổi mới
C. bị các nền công nghiệp mới cạnh tranh gay gắt.
D. công nghệ chưa theo kịp đà phát triển.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau.
Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 124 sách giáo khoa.
Làm bài tập 1, 2, 3 trang 32 – Tập bản đồ Địa lí 7.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
Chuẩn bị bài 40: “Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kỳ và vùng công nghiệp Vành đai Mặt Trời”:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 39: Kinh tế Bắc Mỹ (tiếp theo), giáo án chi tiết bài 39: Kinh tế Bắc Mỹ (tiếp theo), giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 39: Kinh tế Bắc Mỹ (tiếp theo), giáo án 5 bước bài 39: Kinh tế Bắc Mỹ (tiếp theo), giáo án 5 hoạt động địa lý 7