Giáo án Địa lý 7 bài 21: Môi trường đới lạnh
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 21: Môi trường đới lạnh. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
BÀI 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới.
- Giải thích được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.
- Phân tích được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh.
- Đánh giá hiện trạng vấn đề khai thác và những tác động của biến đổi khí hậu và con người đến HST tự nhiên từ đó để xuất giải pháp khai thác theo hướng bền vững.
2. Kĩ năng
- Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh.
- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh..
3. Thái độ
- Ý thức bảo vệ môi trường, tình yêu thiên nhiên
- Lên án hành vi khai thác tài nguyên quá mức của con người
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Khai thác tri thức địa lí qua hình vẽ, tranh ảnh, video
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lược đồ SGK phóng to/máy chiếu
- Bản đồ miền cực
- Một số tranh ảnh về sinh vật ở môi trường đới lạnh.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
- Sưu tầm tranh ảnh cảnh quan
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: Quan sát hình ảnh
+ Kể tên các loài vật mà các em biết
+ Những loài vật đó sống ở đâu? Trong môi trường nào?
- Bước 2: Học sinh trả lời
- Bước 3: Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm của môi trường đới lạnh (15 phút)
* Mục tiêu:
- Nêu được vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới.
- Giải thích được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh.
* Phương pháp dạy học
+ Nêu và giải quyết vấn đề
+ Kĩ thuật động não, trình bày,...
+ Sử dụng, lược đồ, tranh ảnh
* Phương tiện
- Lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất
- Lược đồ môi trường đới lạnh ở cực Bắc.
- Lược đồ môi trường đới lạnh ở cực Nam.
- Biểu đồ khí hậu ở Hon-man (Canada)
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đặc điểm của môi trường.
B1.GV: Treo lược đồ môi trường đới lạnh ở Bắc Cực và ở Nam Cực và giới thiệu một số kí hiệu cần thiết(Vòng tròn nét đứt màu xanh thẫm là đường vòng cực, đường nét đứt đỏ đậm là ranh giới đới lạnh…)->
Xác định vị trí của đới lạnh?
Quan sát lược đồ, cho biết đặc điểm khác biệt nhất giữa đới lạnh BBC và đới lạnh NBC là gì?(đới lạnh BBC là biển đại dương, đới lạnh NBC là lục địa nên khí hậu BBC không lạnh bằng NBC)
*Thảo luận nhóm: Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+Nhóm 1,2: Quan sát biểu đồ 21.3 và nội dung sgk em hãy nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở Honman? Từ sự phân tích, em hãy nêu đặc điểm về khí hậu ở môi trường đới lạnh?
1. Nhiệt độ thấp nhất: tháng 2 < -300C.
- Nhiệt độ cao nhất: tháng 7 < 100C.
- Biên độ nhiệt: khoảng 400C.
- Có tới 8, 5 tháng nhiệt độ dưới 00C.
- Nhiệt độ TB năm thấp đạt -120C.
+Nhóm 2: HS quan sát hình 21.4, 21.5, so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi. (Tỉ lệ - kích thước, thể tích băng trôi nhỏ hơn. Núi băng khó tan chảy hơn)
Núi băng
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Cá nhân,đại diện các nhóm trình bày; HS khác,nhóm khác bổ sung
Bước 4: GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. 1. Đặc điểm của môi trường.
a. Vị trí:
- Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
b. Khí hậu:
- Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo:
+Nhiệt độtrung bình luôn xuống dưới 00C.
+Mùa đông rất dài, bão tuyết dữ dội,bề mặt đóng băng quanh năm,mùa hạ ngắn,nhiệt độ có tăng nhưng ít khi vượt quá 100C
+ Mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.
- Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thích nghi của động thực vật với môi trường.
* Mục tiêu: HS biết tên và cách thích nghi của một số loài thực vật và động vật với môi trường đới lạnh
* Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc: Thảo luận,cá nhân,vấn đáp, sử dụng tranh ảnh
* Phương tiện: Tranh ảnh về các loài thực vật và động vật đới lạnh
* Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Gv cho HS quan sát hình
Nhóm 1,2. Quan sát hình 21.6,21.7
cho biết thực vật ở đây gồm những loại cây nào? Vậy, thực vật trong môi trường đới lạnh có đặc điểm thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ở đây như thế nào?
-Nhóm 1,2. Quan sát hình 21.8, 21.9, 21.10
Kể tên những loài động vật tiêu biểu ở đới lạnh?
Em hãy cho biết: vì sao các loại động vật đó sống sống được ở môi trường đới lạnh?
Cá nhân: Vì sao động vật phong phú hơn thực vật?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Cá nhân,đại diện các nhóm trình bày; HS khác,nhóm khác bổ sung
Bước 4:gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
Cho HS quan sát một số tranh ảnh về thực vật và độngvật tiêu biểu: chim cánh cụt, hải cẩu, gấu bắc cực,... 2. Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường
a. Thực vật
- Chỉ phát triển được trong mùa hạ ngắn ngủi.
- Cây thấp lùn, mọc xen kẽ rêu, địa y…
b. Động vật:
- Có lớp mở dày ( Hải cẩu, cá voi…)
- Có lớp lông dày ( Gấu trắng, tuần lộc).
- Có lớp lông không thấm nước ( chim cánh cụt).
- Một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV giới thiệu trò chơi “ĐOÁN Ý ĐỒNG ĐỘI”
- Bước 2: GV tiến hành trò chơi: Một HS diễn tả các bạn khác tìm câu trả lời.
Các từ: Vòng cực, bão tuyết, núi băng, băng tan, hải cẩu, gấu trắng, chim cánh cụt, rêu, địa y, ngủ đông, Bắc cực, Nam cực, Bắc Băng Dương, di cư, Nga, Canada, biến đổi khí hậu, …
- Bước 3GV kết luận chung về đới lạnh
3.4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- HS hệ thống lại kiến thức bằng cách ghép nối các từ thành một đoạn văn bản có ý nghĩa về đới lạnh. (Hoạt động 3.3. luyện tập)
- Xác định trên bản đồ phạm vi của đới lạnh của hai bán cầu.
- Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào?
- Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
-Về nhà học thuộc bài cũ, làm bài tập sau sgk.
- Đọc kĩ bài mới chú ý hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh như thế nào, những khó khăn trở ngại gì?
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 21: Môi trường đới lạnh, giáo án chi tiết bài 21: Môi trường đới lạnh, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 21: Môi trường đới lạnh, giáo án 5 bước bài 21: Môi trường đới lạnh, giáo án 5 hoạt động địa lý 7