Giáo án Địa lý 7 bài 43: Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 43: Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
BÀI 43: DÂN CƯ XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm dân cư – xã hội Trung và Nam Mĩ.
- Nhắc lại được tình trạng phụ thuộc tư bản nước ngoài các nước Trung và Nam Mĩ.
- Giải thích được nguyên nhân và hậu quả của tình trạng đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ.
2. Kĩ năng
- Phân tích được bảng số liệu thống kê, nhận xét bảng số liệu, nhận định và rút ra nhận xét về đặc điểm dân cư – xã hội Trung và Nam Mĩ.
- Đề xuất được các giải pháp khắc phục khó khăn do đô thị hóa tự phát, rút kinh nghiệm đối với Việt Nam về những mặt trái của đô thị.
3. Thái độ
- Cảm thông sâu sắc với nhân dân Trung và Nam Mĩ.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, thuyết trình, làm việc nhóm.
- Năng lực chuyên môn: Nhân xét được bảng số liệu thống kê, tư duy tổng hợp lãnh thổ giải thích các hiện tượng kinh tế - xã hội.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: kế hoạch bài giảng, tập bản đồ, phân bố dân cư, bảng số liệu, giấy A2 hay bảng nhóm, phiếu học tập
2. Học sinh: Tập vở ghi, sách giáo khoa, bút viết, màu các loại
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên cung cấp số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, tỉ lệ dân đô thị.
- Qua những số liệu trên, em hãy nêu hiểu biết của mình về dân cư ở Trung và Nam Mĩ.
Bước 2: HS nắm số liệu và dựa vào hiểu biết để trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả. HS khác nhận xét.
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1. Nhận biết về các đặc điểm của dân cư Trung và Nam Mĩ (17 phút)
* Mục tiêu:
- Học sinh trình bày được đặc điểm dân cư của Trung và Nam Mĩ. Giải thích được nguyên nhân vì sao phân bố dân cư không đều. Xác định được trên bản đồ những vùng thưa và đông dân.
* Phương pháp: Nhóm, khai thác kiến thức từ kênh hình
* Phương tiện: Phiếu học tập, lược đồ phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ và các đô thị lớn của Trung và Nam Mĩ; các biểu đồ và bảng số liệu về dân số của Trung và Nam Mĩ.
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Tìm hiểu đặc điểm dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ.
- GV yêu cầu Hs dựa vào H35.2 cho biết các luồng nhập cư vào khu vục Trung và Nam Mĩ.
- HS trả lời. Gv nhận xét và hỏi: Với các luồng nhập cư khác nhau đã tạo nên thành phần dân cư ntn ở khu vực? Có nền văn hóa gì? Nguồn gốc của nền văn hóa đó?
- HS trả lời – nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét - chuẩn kiến thức và mở rộng: Sự hình thành dân cư gắn liền với sự hình thành thành phần người lai và nền văn hóa Mĩ Latinh, tạo đk cho các quốc gia trong khu vực xóa bỏ tệ phân biệt chủng tộc.
- GV yêu cầu HS quan sát H43.1 cho nhận xét và trình bày sự phân bố dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ. Nguyên nhân?
- HS quan sát và trả lời – nhận xét – bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
* Thảo luận nhóm 4 phút:
+ Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm.
- Câu hỏi: Nêu sự khác nhau cơ bản trong phân bố dân cư giữa Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ.
+ Bước 2: HS làm việc cá nhân
+ Bước 3: HS thảo luận nhóm.
+ Bước 4: đại diện một số nhóm trình bày các ý đã thảo luận.
+ Bước 5: GV tóm tắt và chốt kiến thức.
- Về cơ bản thì tương tự nhưng lại khác nhau ở hai điểm nổi bật:
+ Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi ở hệ thống núi Cooc-đi-e dân cư lại thưa thớt.
+ Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố thưa thớt trên các đồng bằng sông A-ma-dôn, trong khi ở Bắc Mĩ dân cư tập trung rất đông ở đồng bằng trung tâm. 1. Dân cư:
- Do có nhiều luồng nhập cư khác nhau nên phần lớn dân cư là người lai, có nền văn hóa Mĩ Latinh độc đáo được kết hợp từ 3 dòng văn hóa Anh Điêng, Phi và Âu.
- Dân cư phân bố không đồng đều
+ Chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ.
+ Thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa.
+ Nguyên nhân: do ảnh hưởng của tự nhiên.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về đô thị hóa (17 phút)
* Mục tiêu:
- Phân tích được hậu quả đô thị hóa tự phát và đưa ra giải pháp.
- Trình bày được tình hình đô thị hóa của Trung và Nam Mĩ.
* Phương pháp: Nhóm, khai thác kiến thức từ kênh hình
* Phương tiện: Phiếu học tập, lược đồ phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ và các đô thị lớn của Trung và Nam Mĩ; các biểu đồ và bảng số liệu về dân số của Trung và Nam Mĩ.
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa
+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
- Câu hỏi cho các nhóm
CH: Dựa vào nội dung kênh chữ sgk cho biết đặc điểm đô thị hóa, tỉ lệ dân đô thị ở khu vực Trung và Nam Mĩ?
* Nhóm 1+ 2: Quan sát hình 43.1, hãy:
- Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mĩ.
- Nêu tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người.
* Nhóm 3-4: Cho biết các vấn đề nảy sinh do quá trình đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ?
- Các nhóm thảo luận.
+ Các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận
– Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
CH: So sánh sự khác nhau về quá trình đô thị hóa giữa Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ?
CH: phân tích môi trường bị ô nhiễm do những nguyên nhân nào?
• Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường… 2. Đô thị hóa:
- Trung và Nam Mĩ có tốc độ đô thị hóa đứng đầu thế giới.
- Tỉ lệ dân đô thị cao 75% dân sống ở đô thị.
- Các đô thị lớn nhất: Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Xao-pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret.
- Đô thị hóa mang tính tự phát nên làm nảy sinh các vấn đề:
+ Xuất hiện các khu nhà ổ chuột, vấn đề việc làm, giao thông đi lại khó khăn,…
+ Môi trường đô thị bị ô nhiễm…
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS trình bày đặc điểm dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ.
CH1: Vùng A: Vùng đảo cực bắc Canada. Khí hậu hàn đới khắc nghiệt, chỉ có người Anh-điêng và người E-xki-mô sinh sống.
Vùng B: Hệ thống núi Cooc-đi-e, chủ yếu là vùng núi và cao nguyên, khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, ít người sống.
Vùng C: đồng bằng Ama-dôn, chủ yếu là rừng rậm xích đạo và nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai màu mỡ nhưng chưa được khai thác hợp lí, ít người sinh sống.
Vùng D: hoang mạc trên núi cao phía nam hệ thống An-đét. Khí hậu khắc nghiệt, ít người sinh sống.
CH2: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa
Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Sưu tầm tranh ảnh về những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ.
- Nêu những biện pháp hạn chế tốc độ đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập SGK.
- Xem trước bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 43: Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ, giáo án chi tiết bài 43: Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 43: Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ, giáo án 5 bước bài 43: Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ, giáo án 5 hoạt động địa lý 7