Giáo án Địa lý 7 bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 10. DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm chung của dân số các nước thuộc môi trường thuộc đới nóng. - Đánh giá được nguyên nhân, hậu quả của việc dân số tăng nhanh. - Xây dựng sơ đồ kiến thức về dân số và tác động - Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề dân số 2. Kĩ năng - Kĩ năng đọc hiểu - Kĩ năng thiết kế sơ đồ kiến thức - Kĩ năng đóng kịch - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. 3. Thái độ - Thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích môn học. - Tôn trọng các chính sách dân số các nước đới nóng - Quan tâm đến các vấn đề xã hội 4. Năng lực - Năng lực chung: + Năng lực giải quyết vấn đề. + Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, phản biện. + năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ + Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn II. CHUẨN BỊ CỦA GV và HS 1. Giáo viên - Máy tính, máy chiếu. - Giáo án, phiếu học tập. - Tư liệu bài học. 2. Học sinh - Sách, vở ghi, đồ dùng học tập. - Vật dụng, đạo cụ cho vở kịch III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Bước 1: Giáo viên chiếu 2 hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết con người có tác động ntn đến môi trường. Hình 1và 2: Con người có tác động ntn đến môi trường? Cụ thể ở 2hình ntn? Bước 2: HS quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời. Bước 3: HS báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét. Bước 4: GV dẫn dắt HS vào bài: Như vậy, trên thế giới có rất nhiều nước đông dân, trên 100 triệu, thậm chí cả tỉ người, trong đó có không ít nước thuộc đới nóng. Điều này thực sự đã gây nên nhiều sức ép đến kinh tế - xã hội – tài nguyên và môi trường ở mỗi quốc gia. Vậy thực trạng vấn đề đó như thế nào? Giải pháp ra sao, mời các em đến với các tiểu phẩm của các nhóm.” 3.2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về dân số. (15 phút) * Mục tiêu: HS: Biết được dân cư đới nóng đông và tập trung đông đúc ở một số khu vực. * Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, diễn giảng… KT học tập hợp tác … * Phương tiện: Hình 2.1 Sgk, kênh chữ SGK * Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Giao nhiệm vụ (cá nhân) - H 2.1 SGK trang 7 Lược đồ phân bố dân cư TG ? Dân cư thế giới tập trung đông ở các khu vực nào? ? Khu vực nào của đới nóng? ? Nhận xét về dân cư đới nóng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. GV: Các nước đới nóng mới giành được độc lập, kinh tế đang phát triển, dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số. GV kết luận + Dân số đới nóng có 2 đặc điểm (+ Đông nhưng chỉ sống tập trung một số khu vực. + Dân số đới nóng đông và tăng nhanh nhưng kinh tế còn chậm phát triển) * Tình hình trên sẽ có tác động lớn đến tài nguyên, môi trường (Chuyển ý) 1- Dân số : - Dân số đới nóng đông chiếm gần 50% dân số thế giới tập trung ở một số khu vực như Nam Á, Đông Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Bra xin…. - Dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số, tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường . *HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường. (15 phút) * Mục tiêu: HS: Dân số tăng nhanh gây sức ép lớn đến tài nguyên và môi trường * Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng thảo luận nhóm, tranh ảnh, SGK,…KT học tập hợp tác * Phương tiện: Hình 10.1 Sgk, Bảng số liệu trang 34SGK * Tiến trình hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: Giao nhiệm vụ. Hs thảo luận nhóm: Nhóm 1,2: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên ntn? Nhóm 3,4: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến môi trường và chất lươngj cuộc sống con người ntn? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi ở nhóm và ghi vào giấy nháp. GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ… Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. GV giới thiệu H 10.1 Biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương thực của châu Phi ? Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có diễn biến như thế nào? (Tăng từ 100% lên 168%) ? Sản lượng lương thực có diễn biến ntn? ( Tăng 100% lên khoảng 110%) ? Bình quân lương thực theo đầu người ntn? (Giảm từ 100% xuống còn 80%) ? Nguyên nhân làm cho bình quân lương thực giảm? (Dân số tăng quá nhanh so với việc tăng lương thực) GV: kết luận dân số tăng nhanh làm cho chất lượng cuộc sống con người giảm ? Phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á từ 1980 đến 1990? + Dân số như thế nào? (tăng từ 360tr lên 442 triệu người) + Diện tích như thế nào? (Giảm từ 240,2 xuống 208,6 triệu ha) ? Em nêu nhận xét tương quan giữa dân số và diện tích rừng qua bảng số liệu? ( + Dân càng tăng, rừng càng giảm) ? Nguyên nhân diện tích rừng giảm? (Phá rừng lấy đất canh tác, xây dựng nhà máy, lấy củi đun nấu, lấy gỗ làm nhà hoặc xuất khẩu để nhập lương thực và hàng tiêu dùng) GV: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến tài nguyên rừng bị giảm sút. GV: Liên hệ thực tế ở VN ? Để khắc phục những mặt tiêu cực trên nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường cần có biện pháp gì? (Giảm tỷ lệ dân số, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của con người) • Tích hợp giáo dục ANQP Gv chiếu bản đồ hành chính Việt Nam GV yêu cầu HS xác định 2 thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) của nước ta. CH: Em hãy cho biết số dân hiện nay của 2 thành phố trên ? CH: Dân số của 2 thành phố lớn ở nước ta đông như vậy sẽ gây sức ép tới tài nguyên và môi trường ở đó như thế nào? dự kiến sản phẩm: số dân vào thời điểm năm 2017 của Hà Nội: 7.654.800 người. TP Hồ Chí Minh năm 2017: 8224.000 người. Dân số đông nhu cầu lương thực thiếu hụt, nhu cầu củi gỗ tăng=> diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất bị xóa mòn, bạc màu k/s bị khai thác cạn kiệt, thiếu nước sạch ->ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí.,ô nhiễm đất… Dân số đông vấn đề nhà ở đất chật người đông ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị Kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây sức ép lên nền kinh tế, thất nghiệp tăng, giáo dục, văn hóa, y tế chậm phát triển… 2- Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường : Sức ép dân số đến: - Tài nguyên: Rừng bị thu hẹp, đất bị bạc màu, khoáng sản cạn kiệt… - Môi trường bị ô nhiễm (nguồn nước, không khí…) - Chất lượng cuộc sống của người dân giảm sút. - Việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân ở đới nóng có tác động tích cực tới tài nguyên, môi trường 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Câu 1: Đặc điểm dân cư đới nóng? Câu 2: Điền vào …….. trong sơ đồ về hậu quả dân số tăng nhanh? 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG GV yêu cầu HS lập bảng thông tin so sánh các môi trường đới nóng: - Vị trí, phạm vi - Khí hậu - Cảnh quan - Thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG + Xem trước bài mới: Bài 11 “ Di dân và bùng nổ đô thị ở đới nóng” + Làm bài tập bản đồ.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng, giáo án chi tiết bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng , giáo án 5 bước bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng, giáo án 5 hoạt động địa lý 7

Giải bài tập những môn khác