Giáo án Địa lý 7 bài 25: Thế giới rộng lớn và đang dạng
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 25: Thế giới rộng lớn và đang dạng. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
Bài 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí các châu lục và lục địa trên bản đồ thế giới.
- Phân biệt được các nhóm nước phát triển và đang phát triển dựa vào một số tiêu chí.
- So sánh tình hình kinh tế các nhóm nước
- Liên hệ, đánh giá đặc điểm kinh tế Việt Nam
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ và sơ đồ, tranh ảnh
- Kĩ năng vẽ biểu đồ cột
3. Thái độ
- Có thái độ học hỏi, nâng cao hiểu biết, tham gia các hoạt động kinh tế
- Thái độ cầu tiến trong học tập.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác và thuyết trình
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê, sơ đồ và lược đồ
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, .
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Các hình ảnh về một số quốc gia trên thế giới, phiếu học tập, bảng nhóm hoặc giấy A2, bài giảng PPt.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, tập vở, bút viết, bút màu các loại. Đọc trước bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: Giáo viên cho HS quan sát một số hình ảnh: Kim tự tháp, tháp nghiêng Ý, Vạn lý trường thành,...
- Bước 2: Cho HS quan sát từng ảnh và đoán địa điểm đó là ở đâu?
- Bước 3: Cá nhân học sinh trả lời. Giáo viên dẫn dắt vào bài mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Các lục địa và các châu lục (15 phút)
* Mục tiêu
- Xác định được các châu lục và lục địa trên thế giới
- Phân biệt được sự khác nhau giữa châu lục và lục địa
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, đàm thoại, nhóm
- Kĩ thuật động não
* Phương tiện
- Phiếu học tập
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia HS thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 HS
- Bước 2: GV yêu câu mỗi Hs các nhóm hoàn thành điền lược đồ câm trong 2 phút, sau đó mỗi nhóm có 1 phút để các thành viên nhóm chia sẻ kết quả với nhau. GV gọi một bạn bất kì thuộc nhóm bất kì lên trình bày kết quả trên lược đồ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Phát cho HS phiếu học tập số 1.
- Bước 3: GV yêu cầu HS đọc tài liệu trang 79/ SGK để hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Bước 4: GV yêu cầu HS tìm kiếm nhanh trên internet số liệu diện tích các lục địa và đại dương. Hoàn thành bằng cách ghi kết quả trên bảng.
- Bước 5: GV chuẩn kiến thức. Và liên hệ Việt Nam
Việt Nam nằm ở châu lục nào? Lục địa nào? 1. Các lục địa và các châu lục
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu Km2, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia này mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. Trên thế giới hiện có 6 lục địa là Á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Oxtraylia, Nam Cực và 4 đại dương là TBD, ĐTD, ÂĐD, BBD.
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. Trên thế giới có 6 châu lục là Á, Âu, Phi, Mỹ, Đại dương, Nam cực.
HOẠT ĐỘNG 2: Các nhóm nước trên thế giới ( 15phút)
* Mục tiêu:
-Phân biệt được nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển dựa vào một số chỉ tiêu cụ thể.
- Liên hệ Việt Nam thuộc nhóm nước đang phát triển
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật: động não
* Phương tiện
Bảng số liệu
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV đặt câu hỏi có vấn đề:
Giả sử, bạn là một nhà kinh tế học, chuyên nghiên cứu về sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Bạn hãy phân loại các quốc gia trong bảng số liệu dưới đây thành 2 nhóm: nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.
- Bước 2: HS trả lời câu hỏi, GV tiếp tục đặt câu hỏi gợi mở
+ Câu hỏi 1: Vậy dựa vào những chỉ tiêu nào để ta có thể phân loại các quốc gia trên thế giới thành các nhóm nước khác nhau.
+ Câu hỏi 2: Em hãy so sánh các chỉ tiêu giữa 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển để thấy rõ sự chênh lệch phát triển.
+ Câu hỏi 3: Chỉ số phát triển con người HDI là gì?
- Bước 3: HS trả lời các câu hỏi, các học sinh khác bổ sung
- Bước 4: Chuẩn kiến thức.
GV mở rộng, liên hệ tới Việt Nam 2. Các nhóm nước trên thế giới
- Dựa vào các chỉ tiêu:
+ Thu nhập bình quân đầu người
+ Tỉ lệ tử vong của trẻ em
+ Chỉ số phát triển con người HDI
Để phân loại các quốc gia vào nhóm nước phát triển hay đang phát triển.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bước 1: GV đặt câu hỏi: “Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng.”
Bước 2: HS trả lời câu hỏi bằng cách viết ra giấy, khoảng 8-10 ý. Thời gian 2 phút. Hết giờ viết, HS kể theo vòng tròn.
Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ thể hiện GDP bình quân đầu người năm 2015 của một số quốc gia trên thế giới ( Dựa vào số liệu bảng 1: GDP bình quân đầu người, chỉ số phát triển con người HDI và tỉ lệ tử vong của một số quốc gia trên thế giới năm 2015 )
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung bài 26:
+ Sưu tầm các hình ảnh nổi bật liên quan đến châu Phi.
+ Vẽ lãnh thổ của châu Phi ra giấy A3.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 25: Thế giới rộng lớn và đang dạng, giáo án chi tiết bài 25: Thế giới rộng lớn và đang dạng, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 25: Thế giới rộng lớn và đang dạng, giáo án 5 bước bài 25: Thế giới rộng lớn và đang dạng, giáo án 5 hoạt động địa lý 7