Giáo án VNEN bài Tự nhiên Châu Âu.

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Tự nhiên Châu Âu. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Tự nhiên Châu Âu.

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:  

Bài 25: Tự nhiên châu Âu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

  1. Kiến thức.

- Biết xác định giới hạn, vị trí đại lí của châu Âu.

- Hiểu được các đặc điểm về khí hâu, sông ngòi thực vật của Châu Âu.

- Giải thích được  các kiểu môi trường ở châu Âu.

- Vận dụng để phân tíhc  sự khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

  1. Kĩ năng.

- Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ tự nhiên để xác định được vị trí địa lí, đặc điểm của bờ biển và các đặc điểm tự nhiên của thiên nhiên Châu Âu.

  1. Thái độ.

- Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết

- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên

  1. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

- Phầm chất: Sống tự chủ, yêu thương.

- Năng lực: tự học, hợp tác, giao tiếp, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, tư duy sáng tạo, phân tích lược đồ,sơ đồ, sử dụng ngôn ngữ,….

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

Bài “ Tự nhiên Châu Âu” bao gồm 3 nội dung chính:

  • Tìm hiểu giới hạn, vị trí địa lí, địa hình.
  • Tìm hiểu về khí hâu, sông ngòi thực vật.
  • Khám phá các môi trường tự nhiên.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM.

 - Phương pháp – kĩ thuật: Dạy học hợp tác, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề

- Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí, phương pháp sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, trình bày 1 phút, ...

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

  1. Giáo viên

- Phương tiện – thiết bị: máy tính, máy chiếu,…

- Bản đồ tự nhiên Châu Âu.

- Lược đồ khí hậu Châu Âu.

  1. Học sinh

Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực tự học, giao tiếp,….

Phương pháp: Giao tiếp, thảo luận nhóm.

Thời gian: 3 phút.

- GV yêu cầu HS

? Trao đổi với bạn những gì em biết về thiên nhiên châu Âu?

Hoạt động chung

HS trả lời.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, hợp tác, so sánh, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ,….

Phương pháp: hướng dẫn sử dụng lược đồ; đặt câu hỏi.

Thời gian: 40 phút

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

* Sử dụng BĐTN châu Âu

- GV yêu cầu HS:

 

? Xác định giới hạn, VTĐL của châu Âu?

 

 

 

 

? Châu Âu thuộc lục địa nào? Diện tích?

?  Xác định vĩ độ? Vị trí đó ảnh hưởng ntn đến khí hậu?

? Châu Âu tiếp giáp với châu lục, biển và đại dương nào?

? Xác định 1 số đại dương, biển lớn bao quanh châu lục, một số bán đảo lớn.

? Cho biết chiều dài đường bờ biển ? Đường bờ biển có đặc điểm gì? Từ đó ảnh hưởng như thế nào đến địa hình và khí hậu

? Châu Âu có mấy dạng địa hình chính

- Yêu cầu thảo luận nhóm (bàn), phát phiếu học tập

- Chuẩn xác bảng phụ.

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân.

HS quan sát, xác định trên lược đồ.

 

 

 

 

 

Hoạt động chung

HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động nhóm

HS thảo luận, hoàn thành bảng phụ.

 

1. Tìm hiểu giới hạn, VTĐL, địa hình.

*Giới hạn, VTĐL.

- Giới hạn: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á- Âu với diện tích trên 10 triệu km. Dãy U-ran là ranh giới tự nhiên ở phía đông , ngăn cách châu Âu với châu Á.

- Thuộc lục địa Á - Âu, diện tích > 10 triệu km2

- Vĩ độ: 360B -> 710B

-> Phần lớn diện tích thuộc đới ôn hòa

- Phía đông ngăn cách với châu Á bởi dãy núi U-ran, 3 phía còn lại giáp biển và đại dương

- Bờ biển dài 43.000km, cắt xẻ mạnh

-> Nhiều bán đảo, vũng vịnh, biển ăn sâu vào đất liền

*Địa hình

(Phiếu học tập số 1)

Hướng dẫn về nhà - 2 phút.

- Học bài.

- Chuẩn bị mục 2. Tìm hiểu khí hậu, sông ngòi và thực vật.

+ Đọc SHD, trả lời câu hỏi.

Phiếu học tập số 1

Đặc điểm

Núi trẻ

Đồng bằng

Núi già

Phân bố

- Phía Nam châu lục

- Phía Tây và Trung Âu

Trải dài từ Tây - Đông

Chiếm 2/3 diện tích châu lục

- Vùng trung tâm

- Phía Bắc châu lục

Hình dạng

Đỉnh nhọn, cao, sườn dốc, thung lũng sâu

Tương đối phẳng

 

- Đỉnh tròn, thấp sườn thoải

ĐH tiêu biểu

- Dãy AnPơ

- A-pen-nin, Các pát  Pi-rê-nê, Ban - căng

- Đồng bằng: Đông Âu, Pháp, hạ lưu sông Đa nuýp, Bắc Âu

- Uran

- Xcan-đi -na- vi

Héc - xi - ni

 

           

 

Tiết 2.

Ngày dạy: ...../4/2020.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp,…

Phương pháp: Vấn đáp

Thời gian: 3 phút.

- GV đặt câu hỏi:

? Nêu hiểu biết của em về khí hậu, sông ngòi, thực vật của Châu Âu?

Hoạt động chung

HS trả lời.

 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Mục tiêu: Phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, tư duy sáng tạo, phân tích lược đồ, sơ đồ, sử dụng ngôn ngữ,…

Phương pháp: hướng dẫn sử dụng lược đồ; kĩ thuật: trình bày 1 phút, đặt câu hỏi.

Thời gian: 40 phút.

 

- GV chiếu lược đồ khí hậu châu Âu.

- GV đặt câu hỏi:

? Kể tên các kiểu khí hậu ở châu Âu và trình bày sự phân bố của nó?

 

 

 

 

? Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp, mưa nhiều hơn ở phía đông?

 

? Nhận xét về mật độ sông ngòi.

? Chỉ và đọc tên 1 số sông lớn ? vai trò của chúng?

 

 

Trình bày 1 phút:

? Trình bày hiểu biết của em về 1 con sông ở châu Âu?

- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát lược đồ

- Phát phiếu học tập, yêu cầu HS lên bảng hoàn thành

- GV chuẩn kiến thức.

- GV đặt câu hỏi:

? Thực vật phân hóa như thế nào? Phụ thuộc yếu tố nào?

Hoạt động cặp đôi.

HS quan sát.

HS thảo luận, trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân.

HS xác định, chỉ trên lược đồ.

 

 

 

Hoạt động cặp đôi.

HS Đọc và quan sát

Hoàn thành, nhận xét

Hoạt động chung

Hs trả lời.

2. Tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi và thực vật.

a. Khí hậu.

- Đại bộ phận có khí hậu ôn đới:

+ Ôn đới hải dương: ven biển phía tây

+ Ôn đới lục địa: phía đông.

- Phía bắc vòng cực bắc có khí hậu hàn đới

- Phía nam có khí hậu ĐTH.

 

-  Do phía tây chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió tây ôn đới.

b. Sông ngòi.

- Sông ngòi dày đặc.

- Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ, von-ga.

- Các hệ thống sông cùng với các kênh đào tạo thành hệ thống giao thông đường thủy dày đặc.

 

 

c. Thực vật.

Kết quả ( PHT số 2)

 

 

 

- Thực vật thay đổi T->Đ, B->N (do khí hậu)

Phiếu học tập số 2.

Khu vực

Khí hậu

Thực vật

- Ven biển Tây Âu

- Ôn đới hải dương

- Rừng lá rộng: dẻ, sồi

- Vùng nội địa

- Ôn đới lục địa

- Rừng lá kim: thông, tùng

- Ven biển ĐTH

- ĐTH

- Rừng lá cứng

- Phía ĐN châu lục

- Cận nhiệt, ôn đới lục địa

- Thảo nguyên

 Hướng dẫn về nhà - 2 Phút

- Học bài

- Hoàn thành bài tập

- Chuẩn bị bài: Tự nhiên châu Âu (Tiết 3)

+ Quan sát lược đồ, đọc SHD.

+ Trả lời các câu hỏi

Tiết 3.

Ngày dạy:  ....../4/2020

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực tự học, giao tiếp,…

Phương pháp: Vấn đáp.

Thời gian: 3 phút.

- GV đặt câu hỏi:

?Trình bày đặc điểm khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa? Giải thích vì sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp, mưa nhiều hơn ở phía đông?

 

Hoạt động chung ( cá nhân)

HS trả lời, bổ sung.

 

 

- HS nhớ lại kiến thức đã học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Mục tiêu: Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng lược đồ, tranh ảnh, tư duy tổng hợp

Phương pháp: dạy học hợp tác, phân tích hình ảnh địa lí.

Thời gian: 30 phút.

- Dạy học hợp tác:

? Kể tên các kiểu môi trường ở châu Âu?

- GV chia lớp 6 nhóm

- GV phát bảng phụ.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Gv chuẩn kiến thức.

 

 

Hoạt động nhóm

HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.

 

 

HS trả lời, bổ sung.

 

3. Khám phá các môi trường tự nhiên.

a. Các kiểu môi trường: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải

 

 

Các đặc điểm

Ôn đới Hải Dương

Ôn đới lục địa

Địa Trung Hải

Đặc điểm khí hậu

- Hè mát, đông không lạnh nắm, to > 0 oC mưa quanh năm

-  ẩm, ấm.

-Lượng mưa lớn: 800-1000mm/năm.

- Đông lạnh, khô có tuyết rơi (vùng sâu lục địa)

- Hè, nóng, có mưa.

-Lượng mưa trung bình 400-800mm/năm.

- Mùa đông không lạnh, mưa nhiều

 

- Mùa hè nóng, khô

- Lượng mưa trung bình 400-800mm/năm.

Sông ngòi

- Nhiều nước quanh năm

- Không đóng băng

- Nhiều nước mùa xuân (băng tuyết tan)

- Mùa đông đóng băng

- Ngắn, dốc, nhiều nước mùa thu, đông

Thực vật

- Rừng cây lá sông phát triển

(sồi, dê...)

- Đa dạng

- Thay đổi từ Bắc đến Nam

 

- Rừng thưa

- Cây lá cứng và bụi gai phát triển quanh năm

- GV đặt câu hỏi:

? Môi trường núi cao phân bố điển hình nhất ở đâu?

- GV yêu cầu học sinh phân tích hình 3/SHD-39.

? Dãy An - pơ có bao nhiêu đai TV

? Nhận xét sự phân bố TV ở núi cao

? Tại sao lại có sự thay đổi đó (do độ ẩm, NĐ thay đổi)

? Sườn nào mưa nhiều hơn

? Sự phân bố TV còn phụ thuộc yếu tố nào.

- GV chuẩn kiến thức.

 

Hoạt động cá nhân

HS phân tích, trả lời.

b. Môi trường núi cao.

- Điển hình ở dãy An – pơ

-> Thực vật thay đổi theo độ cao, giống như thay đổi theo vĩ độ.

 

- Sườn tây mưa nhiều hơn (sườn đón gió)

 

->Thực vật thay đổi theo hướng sườn

C.  HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: Phân tích biểu đồ, tự học, giao tiếp, hợp tác.

Phương pháp: phân tích biểu đồ, thảo luận nhóm.

Thời gian: 10 phút

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4/40, kết hợp kiến thức đã học hoàn thành bảng trong SHD/40.

- GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động nhóm ( theo bàn)

HS phân tích biểu đồ, thảo luận, hoàn thành bảng.

Bài 1/SHD-40.

           

 

Nội dung

Trạm A

Trạm B

Trạm C

1. Nhiệt độ

 

 

 

Nhiệt độ trung bình tháng 7

20 oC

 

20 oC

 

18oC

 

Nhiệt độ trung bình tháng 1

-5  oC

 

10 oC

 

8oC

 

NXC về chế độ nhiệt.

- Đông lạnh, khô có tuyết rơi (vùng sâu lục địa)

- Hè, nóng.

- Mùa đông không lạnh, mưa nhiều

- Mùa hè nóng, khô

- Hè mát, đông không lạnh nắm, to > 0 oC

2. Lượng mưa

 

 

 

Các tháng mưa nhiều

T5-T8

T9-T12

T8-T3

Các tháng mưa ít

T9 –T4

T1-T8

T4-T7

NXC về chế độ mưa

Mưa ít, chủ yếu vào mùa hạ.

Mưa trung bình, tập trung vào thu đông.

Mưa nhiều quanh năm

3. Kiểu khí hậu

Ôn đới lục địa

Địa trung hải.

Ôn đới hải dương

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Thời gian: 2 phút.

*Vận dụng- tìm tòi mở rộng: Thu thập thông  tin viết đoạn văn ngắn về hiện tượng “ Đêm trắng” diễn ra ở vòng cực bắc của châu Âu.

* Hướng dẫn về nhà.

- Học bài.

- Hoàn thành bài tập được giao.

- Chuẩn bị bài 26. Dân cư và xã hội châu Âu.

+ Làm việc nhóm:  Tìm hiểu về  1 trong các chủ đề: văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ của Châu Âu.

RÚT KINH NGHIỆM.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học xã hội 7, giáo án khoa học xã nhiên 7 môn địa, giáo án VNEN địa 7, giáo án chi tiết bài Tự nhiên Châu Âu, giáo án 5 hoạt động khoa học xã nhiên 7

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác