Giáo án Địa lý 7 bài 27: Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo)
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 27: Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
BÀI 27. THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể tên được các môi trường của Châu Phi trong đó chiếm phần lớn là hoang mạc và bán hoang mạc.
- Giải thích được tại sao khí hậu của Châu Phi khô nóng, hoang mạc chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.
- Trình bày được sự khác biệt vệ sinh vật giữa các môi trường của châu Phi.
- Tìm ra được mối quan hệ giữa ra lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi.
- Giải thích được ảnh hưởng của dòng biển nóng và dòng biển lạnh đến khí hậu của Châu Phi.
- So sánh được cảnh quan của châu Phi với Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Xác định được lượng mưa và các môi trường tự nhiên của châu Phi trên lược đồ.
- Xác định được các dòng biển nóng và dòng biển lạnh trên bản đồ.
3. Thái độ: Có ý thức yêu quê hương đất nước, bảo vệ tài nguyên tự nhiên của Việt Nam; Đồng cảm với những trẻ em sống trong điều kiện khắc nghiệt của châu Phi.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Các lược đồ trong sách giáo khoa phóng to.
- Video, hình ảnh về Châu Phi.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Trò chơi “AI NHANH HƠN”
GV yêu cầu quan sát hình 26.1 lược đồ tự nhiên châu Phi; hình 27.1. lược đồ phân bố tự nhiên châu Phi, em hãy:
1. Kể tên các cảnh quan của châu Phi.
2. Cảnh quan nào chiếm phần lớn diện tích của châu Phi?
3. Quan sát hình 27.2 Nhận xét những khu vực có lượng mưa dưới 200mm với phần cảnh quan em vừa tìm ra ở câu 2.
Bước 2: Chia làm 2 đội, đội nào trả lời được nhiều ý đúng sẽ giành được chiến thắng.
Bước 3: Giáo viên chốt ý và cho học sinh xem video về châu Phi và dẫn dắt vào bài mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu KHÍ HẬU (10 phút)
Mục tiêu:
- Nhắc lại được đặc trưng khí hậu cơ bản của châu Phi là khô, nóng.
- Kể tên được các dòng biển lớn ảnh hưởng tới châu Phi.
- Giải khí hậu của Châu Phi khô nóng và cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc chiếm diện tích lớn.
Phương pháp dạy học:
- Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học: khăn trải bàn.
Phương tiện:
- Hình 26.1 lược đồ tự nhiên châu Phi
- Hình 27.1. lược đồ phân bố tự nhiên châu Phi
- Hình ảnh về Châu Phi
Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc theo gợi ý:
+ HS suy nghĩ 1 nguyên nhân tại sao Châu Phi là châu lục khô và nóng.
+ HS viết ý kiến của mình vào phần giấy, sau đó thống nhất thông tin trong bảng nhóm (theo kĩ thuật khăn trải bàn)
- Vị trí địa lí của Châu Phi.
- Nhận xét hình dạng lãnh thổ của Châu Phi.
- Kể tên các dòng biển, ảnh hưởng của các dòng biển lạnh đến khí hậu như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hỗ trợ HS
Bước 3: HS trả lời nguyên nhân.
Bước 4: GV mở rộng thêm cho học sinh về khí hậu Châu Phi. 3. Khí hậu
- Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên châu Phi là lục địa nóng. (Nhiệt độ trung bình năm > 20 C)
- Lãnh thổ rộng lớn, dạng khối (nhất là Bắc Phi) Ảnh hưởng của biển không vào sâu đất liền, châu Phi là lục địa khô --> Hình thành nhiều hoang mạc.
- Lượng mưa ở châu Phi phân bố không đều.
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu CÁC CÁC ĐẶC ĐIỂM KHÁC CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (25 PHÚT)
Mục tiêu:
- Kể tên được các môi trường của Châu Phi trong đó chiếm phần lớn là hoang mạc và bán hoang mạc.
- Trình bày được sự khác biệt vệ sinh vật giữa các môi trường của châu Phi.
- Tìm ra được mối quan hệ giữa ra lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi.
- Xác định được lượng mưa và các môi trường tự nhiên của châu Phi trên lược đồ.
Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Đàm thoại gợi mở
- Hoạt động nhóm, kĩ thuật mảnh ghép.
Phương tiện:
- Phiếu học tập
- Các hình ảnh liên quan, các lược đồ trong SGK
Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
-Bước 1. GV chia lớp thành 8 nhóm:
Nhóm chuyên gia
GV giao phiếu học tập cho học sinh, học sinh làm việc trong thời gian 5 phút
Nhóm 1,2 : Xích đạo ẩm
Nhóm 3, 4: Nhiệt đới
Nhóm 5, 6: Hoang mạc
Nhóm 7, 8: Cận nhiệt Địa Trung Hải
- Bước 2:tạo nhóm mảnh ghép (15 giây)
+ Từ các nhóm chuyên gia GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành các nhóm mảnh ghép mới.
+ Các nhóm chuyển sản phẩm theo vòng tròn, học sinh ở nhóm Chuyên gia sẽ trình bày sản phẩm của nhóm mình.
- Bước 3: (10 phút)
Các chuyên gia trình bày nội dung mình phụ trách, nghe nhận xét, phản biện từ chuyên gia khác.
- Bước 4: giáo viên gọi nhóm học sinh bất kì để lần lượt hoàn thành Bảng thông tin trống trên bảng; riêng phần vị trí cần gọi học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ và liên hệ mối quan hệ giữa lượng mưa và thảm thực vật
- Bước 5: Gv chốt vấn đề và mở rộng cho học sinh, liên hệ Việt Nam có cùng vĩ độ với Bắc Phi (khu vực có hoang mạc Xa ha ra) nhưng nước ta không có hoang mạc
Môi trường Phân bố
Lượng mưa
Sinh vật
Xích đạo ẩm Bồn Địa Công Gô,
Vịnh Ghinê 1001 đến 2000 mm Rừng rậm xanh quanh năm
Nhiệt đới 2 bên xích đạo ( bao quanh xích đạo ẩm) 200 đến 1000 mm Rừng thưa xavan cây bụi, động vật ăn cỏ và ăn thịt
Hoang mạc hoang mạc Xa ha ra, Ca-la-ha-ri và Na- míp dưới 200mm Nghèo nàn
Cận nhiệt Địa Trung Hải Dãy At-lat
Dãy Đrê Kenbec 200 đến 1000 mm Rừng cây bụi lá cứng.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1. Giao nhiệm vụ, quy định luật chơi “ghép thẻ chữ”, mỗi bàn được phát 1 bộ thẻ, thời gian 3 phút ghép các thẻ chính xác.
- Bước 2: HS chơi trò chơi
-Bước 3: GV nhận xét và cho điểm với nhóm hoàn thành nhanh và chính xác nhất
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- Giải thích được các đặc điểm khí hậu châu Phi.
- Thiết lập mối quan hệ giữa khí hậu với các yếu tố tự nhiên.
Bước 2: HS tiếp nhận và hoàn thành nhiệm vụ.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Làm bài tập 1, 2 sách giáo khoa.
- Chuẩn bị nội dung bài 28.
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài bài 27: Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo), giáo án chi tiết bài bài 27: Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo), giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 27: Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo), giáo án 5 bước bài 27: Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo), giáo án 5 hoạt động địa lý 7