Giáo án Địa lý 7 bài 17: Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 17: Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.
Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Phân tích hiện trạng và giải thích nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước và không khí ở đới ôn hòa, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
- Đánh giá được hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người không chỉ ở đới ôn hòa mà còn cả ở toàn thế giới.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tổng hợp, vận dụng các kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề
- Kĩ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lí, rèn luyện tư duy, tổng hợp.
- Rèn luyện tốt khả năng tư duy logic, khả năng tái hiện những tri thức đã học để tìm kiến thức mới.
- Kĩ năng tính toán và vẽ biểu đồ.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, thu thập thông tin ngoài xã hội, thông tin thực tế, …
3. Thái độ:
- Thái độ nghiêm túc học tập tốt tất cả các môn học, yêu thích, say mê tìm hiểu kiến thức của nhiều môn học qua các kênh thông tin khác nhau.
- Ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường. Phản đối và không có những hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu tới môi trường.
- Ủng hộ Nghị định thư Kyoto
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho về ô nhiễm môi trường ở các nước thuộc đới ôn hòa và Việt Nam
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với tranh ảnh.
- Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: mối quan hệ giữa nguyên nhân, và hậu quả của ô nhiễm không khí, nước ở đới ôn hòa, giữa phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV.
- Máy tính
- Giáo án, phiếu học tập
- Tài liệu về thực trạng ô nhiễm môi trường đới ôn hòa, trên thế giới, Việt Nam. Tài liệu các nội dung kiến thức liên môn đến bài dạy.
2. Chuẩn bị của HS
- Đồ dùng học tập.
- Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp ,phương tiện giao thông ở đới ôn hòa và yêu cầu học sinh nhận biết: Trong các hình dưới đây, hình nào thể hiện sự phát triển của công nghiệp ,hình nào thể hiện sự phát triển của phương tiện giao thông, thể hiện sự phát triển của nông nghiệp ,thể hiện quá trình đô thị hóa ở đới ôn hòa. Em đã biết những đặc điểm đó như thế nào?
Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
Qua các hình ảnh trên chúng ta thấy được sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông, sự phát triển của nông nghiệp cùng với đó là quá trình đô thị hóa đã làm cho bầu không khí và nguồn nước ở đới ôn hoà bị ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm đó gây tác hại to lớn tới thiên nhiên, con người ra sao? Giải pháp bảo vệ nguồn nước và không khí như thế nào? Các em sẽ được tìm hiểu qua bài học hôm nay “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà”
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1. Ô nhiễm không khí (15 phút)
* Mục tiêu: Nắm được nguyên nhân, hậu quả, biện pháp ô nhiễm không khí
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trực quan ,đàm thoại gợi mở, sử dụng tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn sinh học, hóa học, lịch sử
*Phương tiện: Hình ảnh về ô nhiễm không khí đới ôn hòa
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
Hoạt động nhóm :
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Nhóm 1,2: Hiện trạng, nguyên nhân
- Nhóm 3,4: Hậu quả
- Nhóm 5,6: Biện pháp
- Quan sát các H16.3; 16.4, 17.1; 17.2 Cho biết: Các bức ảnh đều chụp chung 1 chủ đề gì? Gợi cho em suy nghĩ gì về hiện trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà? Nguyên nhân,hậu quả,biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa ?
Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào bảng phụ. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…
Bước 3: Các nhóm trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức .GV dẫn dắt HS mở rộng và giải thích thêm hiện tượng mưa axit ,hiệu ứng nhà kính ,thủng tầng ozon và tác hại của nó.
-Mưa axit là Là hiện tượng mưa gây ra trong điều kiệnkhông khí bị ô nhiễm, do có chứa một tỉ lệ cao (SO2). Ở các thành phố lớn, trong khói các lò cao, khí thải của các loại động cơ xe máy thường chứa lượng (SO2). Khi gặp nước mưa, oxit lưu huỳnh(SO2) hòa hợp với nước thành axít sunfuric
- Hiệu ứng nhà kính là gì? (Là hiện tượng lớp không khí gần mặt đất nóng lên như trong nhà kính. Nguyên nhân là do khí thải tạo ra lớp màn chắn ngăn cản nhiệt thoát ra ngoài).
- Thủng tầng ôzôn: Tăng lượng tia cực tím độc hại chiếu xuống mặt đất gây ra bệnh ung thư da, hỏng mắt do đục thuỷ tinh thể.
Liên hệ ô nhiễm không khí ở Việt Nam
GV hướng dẫn Hoạt động cá nhân :
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở nước ta là gì ?
- Biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào tới Việt Nam?
- Liên hệ đến Việt Nam: Để bảo vệ môi trường chúng ta cần phải làm gì ?
- Liên hệ những việc làm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường ?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ,trả lời câu hỏi
Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp ,nhận xét bổ sung
Bước 4: GV nhận xét ,bổ sung và chuẩn kiến thức
Mở rộng : Liên hệ thức tế vào địa phương nơi trường mình đóng để nhằm giáo dục ý thức BVMT cho các em
GV mở rộng thêm về tình hình ô nhiễm không khí của Hoa Kì, Pháp
Biểu đồ lượng khí thải vào môi trường của Hoa Kì và Pháp 2000 và nhận xét.
- Hoa Kỳ là nước có lượng khí thải độc hại cao nhất thế giới, chiếm 1/4 lượng khí thải toàn cầu nhưng lại là nước không chịu kí nghị định thư Ki ô tô.
- Chiếu video “ 10 sự thật khi Trái Đất nóng lên”
Tích hợp môi trường: GV cung cấp cho học sinh nội dung Nghị định thư Ki-ô- tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất.
Tích hợp ANQP: Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ở đới ôn hoà đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ. châu Âu. Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. Gió đưa không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét.
Chuyển ý: Không chỉ ô nhiễm môi trường không khí, ở đới ôn hoà còn có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước rất trầm trọng mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục 2. 1. Ô nhiễm không khí
a. Hiện trạng
- Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.
b. Nguyên nhân
- Do sự phát triển của công nghiệp => khói bụi từ các nhà máy và các phương tiện giao thông, hoạt động sinh hoạt của con người...thải vào khí quyển.
c. Hậu quả
- Mưa axit
- Khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính ,Trái Đất nóng lên ,khí hậu toàn cầu biến đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người
- Thủng tầng ozon
d. Biện pháp
- Ký nghị định thư Ki –ô- tô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của Trái Đất
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về ô nhiễm nước (15 phút)
* Mục tiêu: Nắm được nguyên nhân ,tác hại của ô nhiễm nước biển ,sông ngòi
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trực quan,PP sử dụng SGK, đàm thoại gợi mở, sử dụng tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn lịch sử…
* Phương tiện: SGK, hình ảnh về ô nhiễm nguồn nước sông, biển
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Phân công nhóm :
+ Các nhóm chẵn (2,4,6,) phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông ngòi? Tác hại?
+ Các nhóm lẻ (1,3,5,) phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển và đại dương? Tác hại?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung.
GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.
Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc.
Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS (chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các HS để nhận xét, đánh giá) và chuẩn kiến thức.
Tích hợp ANQP: GV đưa ra một số hình ảnh về nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước
Mở rộng : Giải thích hiện tượng thuỷ triều đen, thủy triều đỏ
+ Thuỷ triều đen: là hiện tượng váng dầu trên mặt nước ở ven biển do dầu tràn hoặc dầu từ các phương tiện giao thông thải ra, do rửa tàu hoặc tàu đắm.
+ Thuỷ triều đỏ : là hiện tượng nước bị ô nhiễm và có màu đỏ do nước quá thừa đạm từ nước thải sinh hoạt, từ phân hoá học trên đồng ruộng trôi xuống kênh rạch, sông ngòi ra biển.
Hoạt động cặp đôi :
Bước 1: Giao nhiệm vụ (2 bạn một bàn )
-Nêu biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước đới ôn hòa ?
-Tình trạng môi trường nước ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ,trả lời câu hỏi
Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp ,nhận xét bổ sung
Bước 4: GV nhận xét ,bổ sung và chuẩn kiến thức
Mở rộng :Liên hệ ô nhiễm nguồn nước sông, biển ở các khu công nghiệp ở VN
Hoạt động cá nhân
Bước 1: Giao nhiệm vụ
-Ở địa phương em có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước không? Nêu nguyên nhân của sự ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em ?Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em ?
- Là HS em sẽ làm gì để góp phần khắc phục ô nhiễm nguồn nước nơi địa phương em sinh sống ?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ,trả lời câu hỏi
Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp ,nhận xét bổ sung
Bước 4: GV nhận xét ,bổ sung và chuẩn kiến thức
* Kết hợp kiểm tra kiến thức cũ:
Điều gì khiến cho ô nhiễm không khí ,ô nhiễm nguồn nước ngày càng nặng nề
-> Tác động của ô nhiễm không khí ,nước lên bề mặt Trái Đất? 2. Ô nhiễm nước
(Bảng kiến thức phiếu học tập)
PHIẾU HỌC TẬP
Ô nhiễm nước sông ngòi Ô nhiễm nước biển và đại dương
Nguyên nhân
Tác hại
KẾT QUẢ BẢNG KIẾN THỨC PHIẾU HỌC TẬP
Ô nhiễm nước sông ngòi Ô nhiễm nước biển và đại dương
Nguyên nhân - Nước thải từ các nhà máy.
- Lượng phân hoá học, thuốc trừ sâu dư thừa
- Chất thải sinh hoạt đô thị. - Tập trung chuỗi đô thị ở trên bờ biển ở đới ôn hoà.
- Váng dầu do chuyên chở, đắm tàu, giàn khoan trên biển.
- Chất phóng xạ, chất thải CN từ sông ngòi chảy ra.
Tác hại - Ảnh hưởng xấu đến ngành nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, huỷ hoại cân bằng sinh thái.
- Tạo hiện tượng thuỷ triều đỏ, thuỷ triều đen gây tác hại mọi mặt ở ven bờ ĐTD.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi để củng cố kiến thức:
- Nguyên nhân, hậu quả gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước đới ôn hòa ?
- Bản thân em làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh em đang sinh sống và học tập?
1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa là
A. tàu chở dầu bị đắm.
B. khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông.
C. phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng.
D. hóa chất thải ra từ các nhà máy.
2. Không khí bị ô nhiễm gây ra hậu quả gì?
A.Mưa axit, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn.
B. Mưa axit, lốc xoáy, mưa lớn.
C. Hiện tượng sương mù axit, thủng tầng đối lưu.
D. Hiệu ứng nhà kính, băng tan, nước biển dâng.
3. Thủng tầng ôzôn gây ra hậu quả gì?
A. Lũ lụt, hạn hán B. Sóng thần
C. Gây ra các bệnh ngoài da C. Tất cả các đáp án trên dều sai
4. Để bảo vệ bầu khí quyển trong lành các nước trên thế giới đã
A. kí hiệp định Matxcova B. kí hiệp định Pari
C. kí nghị định thư kyoto D. kí hiệp định Luân Đôn
5. Nước nào không tham gia nghị định thư Kyoto?
A. Mĩ B. Anh C. Pháp D. Nhật Bản
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Vẽ được sơ đồ tư duy ô nhiễm không khí ,ô nhiễm nước đới ôn hòa?
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Bản thân em làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh em sinh sống và học tập ?
- GV hướng dẫn HS làm được bài tập 2 SGK trang 58.Học bài cũ ,chuẩn bị bài mới “Thực hành :Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 7
Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 17: Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa, giáo án chi tiết bài 17: Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa, giáo án theo định hướng phát triển năng lực bài 17: Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa, giáo án 5 bước bài 17: Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa, giáo án 5 hoạt động địa lý 7