Giáo án Địa lý 7 bài 7 : Môi trường nhiệt đới gió mùa

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 7 Môi trường nhiệt đới gió mùa. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa. - Phân tích được mối quan hệ giữa con người với tài nguyên môi trường ở môi trường nhiệt đới gió mùa. - Phân tích được mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan thiên nhiên trong môi trường nhiệt đới gió mùa. 2. Kĩ năng - Xác định được những khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á. - Phân tích, nhận xét biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội và Mumbai. 3. Thái độ - Tôn trọng quy luật tự nhiên và ứng phó linh hoạt với các thay đổi của khí hậu nhiệt đới gió mùa. 4. Năng lực hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác và thuyết trình - Năng lực chuyên biệt: + Năng lực sử dụng bản đồ, phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa. + Năng lực sử dụng số liệu thống kê, sơ đồ và lược đồ + Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV - Bài giảng, giấy A2 hoặc bảng nhóm, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, tập vở, bút viết, bút màu các loại. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới 3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem đoạn video và yêu cầu: Học sinh quan sát và nêu ra những đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới ẩm. - Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân và đưa ra đáp án của mình. - Bước 3: Giáo viên cho học sinh báo cáo vòng tròn và dẫn vào bài học. 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ( 18 phút) * Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Xác định được trên bản đồ vị trí những khu vực điển hình hoạt động của gió mùa. - Trình bày được hướng di chuyển của các loại gió mùa trong khu vực Nam Á, Đông Nam Á. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Hoạt động cá nhân/nhóm - Phương pháp đàm thoại, vấn đáp. * Phương tiện - Mẫu thông tin để học sinh xử lí thông tin về khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội và ở Mumbai - Bản đồ khí hậu châu Á, gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV - HS Nội dung chính  Hoạt động 1 : mỗi nhóm 4 HS. * Bước 1 : cho HS xem hình 7.1 và 7.2, giới thiệu ký hiệu hai hướng gió bằng mũi tên đỏ và mũi tên xanh . - GV xác định cho HS thấy khu vực Nam Á và Đông Nam Á . ? Em có nhận xét gì về hướng gió thổi vào mùa hạ và mùa đông ở Nam Á và Đông Nam Á ? ( mùa hạ thổi từ biển vào đất liền, mùa đông thổi từ đất liền ra biển ). ?Giải thích tại sao lượng mưa ở 2 khu vực này chênh lệch nhau rất lớn giữa mùa hạ và mùa đông? ? Tại sao các mũi tên chỉ gió ở Nam Á lại chuyển hướng cả mùa hạ lẫn mùa đông ? ( khi gió vượt qua xích đạo, lực tự quay của Trái Đất làm cho gió đổi hướng ). * Bước 3 : ? Các em xem hai biểu đồ khí hậu ở Hà Nội và ở Mum Bai có điểm nào khác nhau ? (Hà Nội mùa đông xuống dưới 18oC, mùa hạ hơn 30oc, biên độ nhiệt cao trên 12o . Còn ở MunBai nóng nhất là 28oC, mát nhất là 23oC => Hà Nội có mùa đông lạnh, còn MumBai nóng quanh năm) * Bước 4 : - HS tự tìm ra sự khác biệt của khí hậu : + Nhiệt đới : có thời kì khô hạn kéo dài không mưa, lượng mưa TB ít hơn 1.500 mm . + Nhiệt đới gió mùa : có lượng mưa TB cao hơn 1.500 mm , có mùa khô nhưng không có thời kì khô hạn kéo dài * Bước 5 : cho HS biết thêm khí hậu gió mùa có tính chất thất thường : + Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn . + Lượng mưa tuy có nhiều nhưng không đều giữa các năm . + Gió mùa mùa đông có năm đến sớm, có năm đến muộn, có năm rét nhiều, có năm rét ít . 1. Khí hậu : - Môi trường nhiệt đới gió mùa điển hình ở Nam Á và Đông Nam Á. - Gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào ở Nam Á và Đông Nam Á có hướng Tây Nam. Loại gió này mang theo nhiều hơi ẩm, gây mưa lớn. - Gió mùa mùa đông thổi từ lục địa thổi đến Nam Á và Đông Nam Á có hướng Đông Bắc. Loại gió này mang theo không khí lạnh khô. - Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa đó là: Có nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Thời tiết diễn biến thất thường. + Nhiệt độ trung bình 200C + Lượng mưa trung bình 1000mm/năm. Có nơi mưa nhiều hơn tùy thuộc vị trí gần hay xa biển, đón gió hay khuất gió. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các đặc điểm khác của môi trường (15 phút) * Mục tiêu - Học sinh trình bày được sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, thảm thực vật, cây trồng của môi trường nhiệt đới gió mùa. - Giải thích được vì sao cảnh sắc thiên nhiên trong môi trường thay đổi trong năm. * Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp trực quan, đọc hiểu/ Cá nhân trong nhóm (Khăn Trải bàn) * Phương tiện - Tư liệu, phiếu học tập, tranh ảnh về các cảnh quan của khí hậu nhiệt đới gió mùa. * Tiến trình hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Bước 1 : GV yêu cầu HS mô tả cảnh sắc thiên nhiên theo mùa qua hình 7.5 và 7.6 ?(mùa mưa rừng cao su xanh tốt, còn mùa khô lá rụng đầy, cây khô lá vàng => môi trường nhiệt đới thay đổi theo thời gian (theo mùa) * Bước 2 : ? Về không gian cảnh sắc thiên nhiên thay đổi từ nơi này đến nơi khác như thế nào ? ? Nơi mưa nhiều, nơi ít mưa cảnh sắc thiên nhiên khác nhau không? (thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thay đổi theo không gian nhưng tuỳ thuộc vào lượng mưa : từ rừng xích đạo ẩm, rừng nhiệt đới mưa mùa, rừng ngập mặn, đồng cỏ cao nhiệt đới ). * Bước 3 :GV kết luận : + Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú nhất ở đới nóng . + Môi trường nhiệt đới gió mùa là nơi tập trung đông dân nhất thế giới . 2. Các đặc điểm khác của môi trường - Môi trường nhiệt đới gió mùa là kiểu môi trường đa dạng và phong phú . - Gió mùa ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của con người. - Nam Á và Đông Nam Á là các khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực (đặc biệt là cây lúa nước) và cây công nghiệp ; đây là những nơi sớm tập trung đông dân trên thế giới 3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Tổ chức trò chơi Ô CỬ BÍ MẬT Mỗi ô cửa là một bức tranh. Nhiệm vụ của HS điền tên môi trường phù hợp cho bức tranh đó. Mỗi câu trả lời đúng thù ô cửa được mở ra. Đội nào mở được nhiều ô của nhất thì đội đó sẽ giành chiến thắng. 3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG So sánh 3 môi trường theo bảng sau: Môi trường Xích đạo ẩm Nhiệt đới Nhiệt đới gió mùa Vị trí, phạm vi Nhiệt độ Mưa Cảnh quan Thuận lợi Khó khăn 3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG - Chuẩn bị nội dung bài 10: Sưu tầm các hình ảnh về hậu quả của việc dân số đông.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án địa lý 7

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án hai cột bài 7 Môi trường nhiệt đới gió mùa, giáo án chi tiết bài 7 Môi trường nhiệt đới gió mùa, giáo án theo định hướng phát triển năng lực dân số, giáo án 5 bước bài 7 Môi trường nhiệt đới gió mùa, giáo án 5 hoạt động địa lý 7

Giải bài tập những môn khác