Giải toán VNEN 6 bài 16: Bội và ước của một số nguyên

Giải bài 16: Bội và ước của một số nguyên - Sách VNEN toán 6 tập 1 trang 112. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- Em đã biết khái niêm ước và bội của một số tự nhiên, hãy viết: Ư(6); B(6).

Trả lời:

Ư(6) = {1; 2; 3; 6};                           B(6) = {0; 6; 12; 18; … }

- Em hãy tìm số nguyên x, y sao cho: x.y = -6.

Trả lời:

Các cặp số nguyên x, y thỏa mãn là: -1 và 6; 1 và -6; 2 và -3; -2 và 3.

- Hãy tìm ba số nguyên chia hết cho -6.

Trả lời:

Ba số nguyên chia hết cho -6 là -6; -12; 18.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

1. Đọc kĩ nội dung sau:

a) Tìm các ước của 8, các bội của -3.

Trả lời:

Ư(8) = {1; 2; 4; 8}; B(-3) = {0; -6; 6; -12; 12;…}

b) 27, 36 có là bội của 9 không? Dự đoán xem các số 27; 27 + 36; 27 – 36 có là bội của -9; -3; 3 không? Giải thích.

Trả lời:

Ta có: 9.3 = 27     $\Rightarrow$ 27 là bội của 9;

            9.4 = 36     $\Rightarrow$ 36 là bội của 9.

Ta có: (-9).(-3) = 27 $\Rightarrow$ 27 là bội của -9; -3;

            9.3 = 27         $\Rightarrow$ 27 là bội của 3.

Ta có: 27 + 36 = 63;

           (-9).(-7) = 63     $\Rightarrow$ 27 + 36 là bội của -9;

           (-3).(-21) = 63   $\Rightarrow$ 27 + 36 là bội của -3;

            3. 21 = 63         $\Rightarrow$ 27 + 36 là bội của 3.

Ta có: 27 - 36 = -9;

           (-9).1 = -9     $\Rightarrow$ 27 + 36 là bội của -9;

           (-3).3 = -9     $\Rightarrow$ 27 - 36 là bội của -3; 3.

2. Đọc kĩ nội dung sau:

a) Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm:

“36 là … của 12; 72 là … của 36, vậy 72 là … của 12”.

Trả lời:

 “36 là bội của 12; 72 là bội của 36, vậy 72 là bội của 12”.

b) Không thực hiện phép tính, theo em, biểu thức: (2.3.5 – 7.3.4) có chia hết cho 3, cho 6, cho 4 hay không? Giải thích.

Trả lời:

  • 2.3.5 – 7.3.4 = 3. (2.5 – 7.4) $\Rightarrow$ (2.3.5 – 7.3.4) $\vdots$ 3;
  • 2.3.5 – 7.3.4 = 2.3.5 – 7.3.2.2 = 3.2. (5 – 7.2) $\Rightarrow$ (2.3.5 – 7.3.4) $\vdots$ 6;
  • 2.3.5 – 7.3.4 = 2.3.5 – 7.3.2.2 = 3.2. (5 – 7.2) = 3.2.(-9) $\Rightarrow$ (2.3.5 – 7.3.4) không chia hết cho 4.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 113 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

a) Tìm ba bội của -5;                           b) Tìm các ước của -10.

Câu 2: Trang 113 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Cho hai tập hợp A = {2; 3; 4; 5; 6} và B = {21; 22; 23}.

Tìm xem có bao nhiêu tổng dạng (a + b) với a thuộc tập hợp A, b thuộc tập hợp B sao cho a + b chia hết cho 2.

Câu 3: Trang 113 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Điền số thích hợp vào ô trống cho đúng

A

42

 

2

-26

0

9

B

-3

-5

-1

|-13|

7

-1

A . B

 

5

 

 

 

 

Câu 4: Trang 113 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Tìm số nguyên x, biết:

a) 15x = -75;                b) 3|x| = 18;                      c) -11|x| = -22.

D. E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng

Câu 1: Trang 114 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Có hai số nguyên a, b khác nhau mà a chia hết cho b và b chia hết cho a không?

Từ khóa tìm kiếm: giải bài 16: bội và ước của một số nguyên, bội và ước của một số nguyên trang 112 vnen toán 6, bài 16 sách vnen toán 6 tập 1, giải sách vnen toán 6 tập 1 chi tiết dễ hiểu.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều