Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 9 Base. Thang pH

Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 9 Base. Thang pH. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tìm phát biểu đúng

  • A. Base là hợp chất mà phân tử có chứa nguyên tử kim loại
  • B. Acid là hợp chất mà phân tử có chứa một hay nhiều nguyên tử H
  • C. Base hay còn gọi là kiềm
  • D. Chỉ có base tan mới gọi là kiềm

Câu 2: Tên gọi của NaOH

  • A. Sodium oxide
  • B. Sodium hydroxide
  • C. Sodium(II) hydroxide
  • D. Sodium hidrua

Câu 3: Base là

  • A. những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide
  • B. những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại
  • C. những hợp chất trong phân tử có nhóm hydroxide
  • D. những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên hoặc nhóm hydroxide

Câu 4: Công thức phân tử của base gồm

  • A. một hay nhiều nguyên tử kim loại
  • B. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hydroxide (-OH) 
  • C. một hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc nhóm -OH
  • D. một hay nhiều nhóm hydroxide (-OH)

Câu 5: Chất nào sau đây là base?

  • A. H2SO4
  • B. NaCl
  • C. Ba(OH)2
  • D. MgSO4

Câu 6: Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch acid tạo thành

  • A. Muối và nước 
  • B. Muối và Carbonic
  • C. Muối và hydrogen
  • D. Muối

Câu 7: Oxide nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH > 7?

  • A. CO2
  • B. SO2
  • C. CaO
  • D. P2O5

Câu 8: Trong hơi thở, chất khí làm đục nước vôi trong là

  • A. SO2
  • B. CO2
  • C. NO2
  • D. SO3

Câu 9: Cho các chất sau: copper(II) hydroxide, sodium hydroxide, barium hydroxide, potassium hydroxide. Chất bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxide là

  • A. barium hydroxide
  • B. copper(II) hydroxide 
  • C. potassium hydroxide 
  • D. sodium hydroxide

Câu 10: Thuốc thử dùng phân biệt hai dung dịch sodium hydroxide và calcium hydroxide là

  • A. dung dịch hydrochloric acid
  • B. dung dịch barium chloride
  • C. dung dịch sodium chloride
  • D. dung dịch sodium carbonate

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxide K2O, MgO, BaO, Fe2O3 lần lượt là

  • A. KOH, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)3
  • B. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2
  • C. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3
  • D. K(OH)2, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)2

Câu 2: Tính chất vật lý của NaOH là

  • A. Chất rắn. không màu
  • B. Tan nhiều trong nước và toả nhiệt
  • C. Hút âm mạnh
  • D. Cả A. B, C đúng 

Câu 3: Thang pH của một dung dịch cho biết

  • A. Độ acid hoặc độ base của dung dịch
  • B. Độ base của dung dịch
  • C. Độ acid của dung dịch. 
  • D. Đó trung tính của dung dịch.

Câu 4: Base là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

  • A. Xanh
  • B. Đỏ
  • C. Tím
  • D. Vàng

Câu 5: Công thức hóa học của base tương ứng với các oxide K2O, MgO, BaO, Fe2O3 lần lượt là

  • A. KOH, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)3
  • B. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2
  • C. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3
  • D. K(OH)2, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)2

Câu 6: Công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Ca(OH)2 lần lượt là

  • A. MgO, CuO, Fe2O3, CaO
  • B. Mg2O, CuO, FeO, CaO
  • C. MgO, Cu2O, Fe2O3, CaO
  • D. MgO, CuO, FeO, CaO

Câu 7: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

  • A. KOH, BaCl2, H2SO4, NaOH
  • B. NaOH, K2SO4, NaCl, KOH
  • C. NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2
  • D. KOH, Ba(NO3)2, HCl, NaOH 

Câu 8: Sodium hydroxide có nhiều ứng dụng quan trọng trong sản xuất và đời sống là

  • A. sản xuất nhôm
  • B. sản xuất dược phẩm
  • C. xử lý nước
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Khi bôi vôi tôi (Ca(OH)2) vào vết ong hoặc kiến đốt sẽ có tác dụng giảm đau do trong nọc của ong và kiến có chứa

  • A. base
  • B. acid
  • C. oxide
  • D. hydroxide

Câu 10: Người ta thường dùng hóa chất nào để khử độ chua cho đất

  • A. Nước vôi trong
  • B. Vôi bột
  • C. Phân bón
  • D. Base

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Dung dịch kiềm làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím, dung dịch phenolphthalein) như thế nào?

Câu 2 ( 4 điểm).  Quan sát Bảng 9.1 và thực hiện các yêu cầu

Tên base

Công thức hoá học

Dạng tồn tại của base trong dung dịch

Cation kim loại

Anion

Sodium hydroxide

NaOH

Na+

OH-

Barium hydroxide

Ba(OH)2

Ba2+

OH-

1. Công thức hoá học của các base có đặc điểm gì giống nhau?

2. Các dung dịch base có đặc điểm gì chung?

3. Thảo luận nhóm và để xuất khái niệm về base.

4. Em hãy nhận xét về cách gọi tên base và đọc tên base Ca(OH)2

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Hãy nêu một vài ứng dụng của sodium hydroxide.

Câu 2 ( 4 điểm). Hydrochloric acid HCl 0,1M có pH=1; acetic acid CH3COOH 0,1M có pH3. Hãy so sánh độ mạnh của hai acid trên.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công thức hóa học của iron(III) hyđroxide là

  • A. Fe(OH)2
  • B. Fe2O3
  • C. Fe(OH)3
  • D. FeO

Câu 2: Phản ứng giữa sulfuric acid và potassium hydroxide là phản ứng

  • A. thế
  • B. trung hoà
  • C. phân huỷ
  • D. hoá hợp

Câu 3: Trong công nghiệp, vôi sống được điều chế bằng cách nhiệt phân

  • A. CaCl2
  • B. CaSO4
  • C. Ca(OH)2
  • D. CaCO3

Câu 4: Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

  • A. Dung dịch sodium chloride
  • B. Dung dịch calcium chloride
  • C. Dung dịch sulfuric acid
  • D. Dung dịch nước vôi trong

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 và của dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là gì?

Câu 2: Dựa vào bảng tính tan dưới dây, hãy cho biết những base nào là base không tan và base nào là base kiềm? Viết công thức hoá học và đọc tên các base có trong bảng.

Kim loại

K

Na

Mg

Ba

Cu

Fe

Fe

Hoá trị

I

I

II

II

II

II

III

Nhóm - OH

t

t

k

t

k

k

k

 (Trong đó: t - tan; k - không tan)

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công thức hóa học của base tương ứng với các oxide K2O, MgO, BaO, Fe2O3 lần lượt là

  • A. KOH, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)3
  • B. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)2
  • C. KOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3
  • D. K(OH)2, Mg(OH)3, Ba(OH)2, Fe(OH)2

Câu 2: Công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Ca(OH)2 lần lượt là

  • A. MgO, CuO, Fe2O3, CaO
  • B. Mg2O, CuO, FeO, CaO
  • C. MgO, Cu2O, Fe2O3, CaO
  • D. MgO, CuO, FeO, CaO

Câu 3: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

  • A. KOH, BaCl2, H2SO4, NaOH
  • B. NaOH, K2SO4, NaCl, KOH
  • C. NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2
  • D. KOH, Ba(NO3)2, HCl, NaOH 

Câu 4: Khi tan trong nước, base tạo ra ion

  • A. O2
  • B. H2
  • C. OH-
  • D. H+

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Một dung dịch có pH=13. Hãy cho biết dung dịch đó có tính acid, trung tính hay base?

Câu 2: Cho các chất NaCl, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, K2CO3, AlCl3, NaOH. Hãy xác định các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 9 Base. Thang pH, đề kiểm tra 15 phút khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, đề thi khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác