Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 6 Tính theo phương trình hóa học

Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 6 Tính theo phương trình hóa học. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho PTHH sau : 2Mg + O2 → 2MgO

Nếu có 2 mol MgO được tạo thành thì số mol khí Oxygen (O2) cần dùng là

  • A. 2 mol
  • B. 1 mol
  • C. 4 mol
  • D. 3 mol

Câu 2: Có PTHH sau : 2Al + 6HCl   2AlCl3 +3H2 

Để điều chế được 0,3 mol H2 thì khối lượng Al cần dùng là

  • A. 5,4 gam
  • B. 2,7 gam
  • C. 8,1 gam
  • D. 2,4 gam

Câu 3: Lưu huỳnh cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra lưu huỳnh đioxit SO2. Hãy tính số mol khí sinh ra, nếu có 4g khí O2 tham gia phản ứng

  • A. 0,125 mol
  • B. 1 mol
  • C. 0,2 mol
  • D. 0,15 mol

Câu 4: Cho NaOH tác dụng với HCl tạo ra muối NaCl và nước theo phương trình như sau:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Với 2 mol NaCl sẽ tạo ra bao nhiêu mol muối?

  • A. 1 mol
  • B. 2 mol
  • C. 0,5 mol
  • D. 3 mol

Câu 5: Cho NaOH tác dụng với CuSO4 tạo ra Cu(OH)2 kết tủa và Na2SO4 theo phương trình như sau:

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

Với 2 mol CuSO4 sẽ tạo ra bao nhiêu mol kết tủa?

  • A. 1 mol
  • B. 2 mol
  • C. 0,5 mol
  • D. 3 mol

Câu 6: Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

Để thu được 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl

  • A. 0,04 mol
  • B. 0,01 mol
  • C. 0,02 mol
  • D. 0,5 mol

Câu 7: Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O

Để điều chế 2,24 lít CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là

  • A. 1 mol
  • B. 0,1 mol
  • C. 0,001 mol
  • D. 2 mol

Câu 8: Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch hydrochloric acid loãng thu được bao nhiêu ml khí H2

  • A. 2,24 ml
  • B. 22,4 ml
  • C. 2,24.10−3 ml
  • D. 0,0224 ml

Câu 9: Để đốt cháy hết 3,1 gam P cần dùng V lít khí oxygen (đktc), biết phản ứng sinh ra chất rắn là P2O5. Giá trị của V là

  • A. 1,4 lít.
  • B. 2,24 lít.
  • C. 3,36 lít.
  • D. 2,8 lít.

Câu 10: Cho 2,7 g nhôm tác dụng với oxygen, sau phản ứng thu được bao nhiêu gam nhôm oxide?

  • A. 1,02 gam
  • B. 20,4 gam
  • C. 10,2 gam
  • D. 5,1 gam

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: CaCO3 + X → CaCl2 + CO2 + H2O. X là?

  • A. HCl
  • B. Cl2
  • C. H2
  • D. HO

Câu 2: Xét phản ứng hóa học sau: Fe3O4 + 6HCl → FeCl+ 2FeCl3 + 4H2O

Trong các hệ số trên có một hệ số bị sai. hệ số đó là

  • A. 1
  • B. 6
  • C. 2
  • D. 4

Câu 3: Tỉ lệ hệ số tương ứng của chất tham gia và chất tạo thành của phương trình sau

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  • A. 1:2:1:2
  • B. 1:2:2:1
  • C. 2:1:1:1
  • D. 1:2:1:1

Câu 4: Cho phản ứng hóa học sau: CH3OH + O→CO2 + H2O

Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là

  • A. 8
  • B. 9
  • C. 10
  • D. 11

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy viết công thức định luật bảo toàn khối lượng áp dụng cho phản ứng giữa A và B tạo ra C và D .

Câu 2: Nung đá vôi (CaCO3) người ta thu được 16,8 kg CaO và 13,2 kg khí CO2

  1. Viết phương trình hóa học của phản ứng

  2. Tính khối lượng đá vôi cần dùng.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Lưu huỳnh cháy trong oxygen hoặc trong không khí sinh ra sulfur dioxide SO2. Hãy tính số mol khí sinh ra, nếu có 4g khí O2 tham gia phản ứng.

Câu 2 ( 4 điểm).  Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí sulfur dioxide có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí sulfur dioxide sinh ra.

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Hãy nêu công thức tính hiệu suất phản ứng

a) Theo khối lượng

b) Theo số mol

Câu 2 ( 4 điểm). Người ta điều chế được 24g đồng (Cu) bằng cách dùng hydrogen (H2) khử copper (II) oxide (CuO).

a) Viết phương trình phản ứng.

b) Khối lượng copper (II) oxide bị khử là bao nhiêu?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tính toán theo phương trình hóa học?

  • A. Tính toán theo phương trình cần viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
  • B. Tính toán theo phương trình cần viết sơ đồ phản ứng xảy ra.
  • C. Sử dụng linh hoạt công thức tính khối lượng hoặc tính thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn.
  • D. Cần tiến hành tính số mol của các chất tham gia hoặc sản phẩm trước khi tính toán theo yêu cầu của đề bài.

Câu 2: Công thức tính hiệu suất của phản ứng là

  • A.  Học sinh tham khảo
  • B.  Học sinh tham khảo
  • C. Học sinh tham khảo
  • D.  Học sinh tham khảo

Câu 3: Cho 13,7g Ba tác dụng với 3,2g oxide thu được hợp chất oxide. Tính khối lượng oxygen sau phản ứng

  • A. 3,2g
  • B. 1,6g
  • C. 6,4g
  • D. 0,8g

Câu 4: Một quặng sắt chứa 90% Fe3O4 còn lại là tạp chất. Nếu dùng khí H2 để khử 0,5 tấn quặng thì khối lượng sắt thu được là

  • A. 0,325 tấn
  • B. 0,132 tấn
  • C. 0,22 tấn
  • D. 0,45 tấn

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Cho NaOH tác dụng với HCl tạo ra muối NaCl và nước theo phương trình như sau:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Với 2 mol NaOH sẽ tạo ra bao nhiêu mol muối NaCl?

Câu 2: Cho phương trình CaCO3  $t^{o}$→  CO2↑ + CaO

Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 ?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxygen, sau phản ứng sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là

  • A. 21,6 gam
  • B. 16,2 gam
  • C. 18,0 gam
  • D. 27,0 gam

Câu 2: Trộn 10,8 gam bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 gam Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng?

  • A. 85%
  • B. 80%
  • C. 90%
  • D. 92%

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam lưu huỳnh trong oxygen dư, sau phản ứng thu được V lít lưu huỳnh đioxide (SO2) ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là

  • A. 2,24 lít
  • B. 4,48 lít
  • C. 3,36 lít
  • D. 1,12 lít

Câu 4: Hòa tan một lượng Fe trong dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng HCl có trong dung dịch đã dùng là

  • A. 3,65 gam
  • B. 5,475 gam
  • C. 10,95 gam
  • D. 7,3 gam

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Lưu huỳnh cháy trong oxygen hoặc trong không khí sinh ra sulfur dioxide SO2. Hãy tính số mol khí sinh ra, nếu có 4g khí O2 tham gia phản ứng.

Câu 2: Khối lượng nước tạo thành khi đốt cháy hết 6,5 gam khí hydrogen là bao nhiêu? 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 6 Tính theo phương trình hóa học, đề kiểm tra 15 phút khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, đề thi khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác