Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 3 Mol và tỉ khối chất khí

Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 3 Mol và tỉ khối chất khí. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hãy cho biết 1 mol nước chứa số nguyên tử là

  • A. $6.10^{23}$
  • B. $12.10^{23}$
  • C. $18.10^{23}$
  • D. $24.10^{23}$

Câu 2: Chọn đáp án sai

  • A. Khối lượng của N phân tử CO2 là 18 g
  • B. mH2O = 18 g/mol
  • C. 1 mol O2 ở đktc là 24 l
  • D. Thể tích mol của chất khí phải cùng nhiệt độ và áp suất

Câu 3: Cho biết 1 mol chất khí ở điều kiện bình thường có thể tích là

  • A. 2,24 l
  • B. 0,224 l
  • C. 22,4 l
  • D. 22,4 ml

Câu 4: Thể tích mol là

  • A. Là thể tích của chất lỏng
  • B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó
  • C. Thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó
  • D. Thể tích ở đktc là 22,4 l

Câu 5: Số Avogadro và kí hiệu là

  • A. $6.10^{23}$
  • B. $6.10^{-23}$
  • C. $6.10^{23}$
  • D. $6.10^{-24}$

Câu 6: Số mol nguyên tử C trong 44g CO2

  • A. 2 mol
  • B. 1 mol
  • C. 0,5 mol
  • D. 1,5 mol

Câu 7: Cho mCa = 5 g, mCaO = 5,6 g. Kết luận đúng

  • A. nCa > nCaO
  • B. nCa < nCaO
  • C. nCa = nCaO
  • D. VCa = VCaO

Câu 8: Cho nN2 = 0,9 mol và mFe = 50,4g. Kết luận đúng

  • A. Cùng khối lượng
  • B. Cùng thể tích
  • C. Cùng số mol
  • D. mFe < mN2

Câu 9: Muốn thu khí NH3 vào bình thì có thể thu bằng cách nào sau đây?

  • A. Để bình đứng
  • B. Đặt bình úp ngược
  • C. Lúc đầu úp ngược bình, khi gần đầy thì để bình đứng lên
  • D. Một trong ba cách trên

Câu 10: Có thể thu khí N2 bằng cách nào

  • A. Đặt đứng bình
  • B. Đặt úp bình
  • C. Đặt ngang bình
  • D. Cách nào cũng được

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khối lượng mol chất là

  • A. Là khối lượng ban đầu của chất đó
  • B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học
  • C. Bằng $6.10^{23}$
  • D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó

Câu 2: Trong các khí sau, số khí nhẹ hơn không khí là: CO2, H2O, N2, H2, SO2

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 3: Hai chất chỉ có thể bằng nhau khi

  • A. Khối lượng bằng nhau
  • B. Số phân tử bằng nhau
  • C. Số mol bằng nhau trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất
  • D. Cả 3 ý kiến trên

Câu 4: Nếu 2 chất khác nhau nhưng có ở cùng nhiệt độ và áp suất, có thể tích bằng nhau thì

  • A. Cùng khối lượng
  • B. Cùng số mol
  • C. Cùng tính chất hóa học
  • D. Cùng tính chất vật lí

Câu 5: Cho khối lượng của chất A là m gam; số mol chất A là n mol và khối lượng mol là M gam. Biểu thức nào sau đây biểu thị mối liên hệ giữa đại lượng trên là sai?

  • A. n = m/M
  • B. m = n.M
  • C. M = n/m
  • D. M = m/n

Câu 6: Khối lượng của 0,45 mol Cu(OH)2 là

  • A. 36,45 gam
  • B. 15,3 gam
  • C. 28,8 gam
  • D. 44,1 gam

Câu 7: Số mol của 19,6 g H2SO4

  • A. 0,2 mol
  • B. 0,1 mol
  • C. 0,12 mol
  • D. 0,21 mol

Câu 8: Muốn biết khí A nặng/nhẹ hơn khí B có mấy cách?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 9: Thể tích của CH4 ở đktc khi biết m = 96g

  • A. 134,4 ml
  • B. 0,1344 ml
  • C. 13,44 ml
  • D. 1,344 ml

Câu 10: Tỉ khối hơi của khí lưu huỳnh (IV) oxit (SO2) đối với khí clo (Cl2) là

  • A. 0,19
  • B. 1,5
  • C. 0,9
  • D. 1,7

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Hãy nêu khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí.

Câu 2 ( 4 điểm).  Tính số nguyên tử, phân tử có trong mỗi lượng chất sau:

  1. 0,5 mol nguyên tử Al.

  2. 0,01 mol nguyên tử H.

  3. 2 mol phân tử O2.

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Hãy viết các công thức tính số mol từ số lượng nguyên tử (phân tử); khối lượng chất và khối lượng mol; thể tích mol chất khí ở điều kiện chuẩn.

Câu 2 ( 4 điểm).  Hãy so sánh khí SO

  1. Nặng hay nhẹ khí H2 bao nhiêu lần?

  2. Nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn đáp án đúng: Số mol của 12g O2, 1,2g H2, 14g N2

  • A. 0,375 mol; 0,6 mol; 0,5 mol
  • B. 0,375 mol; 0,5 mol; 0,1 mol
  • C. 0,1 mol; 0,6 mol; 0,5 mol
  • D. 0,5 mol; 0,375 mol; 0,3 mol

Câu 2: Phải cần bao nhiêu mol nguyên tử C để có $2,4.10^{23}$ nguyên tử C

  • A. 0,5 mol
  • B. 0,55 mol
  • C. 0,4 mol
  • D. 0,45 mol

Câu 3: Cho số mol của các chất như sau: 0,4 mol N2; 0,75 mol Cu; 2,25 mol CH4 và 3,5 mol H2SO4. Khối lượng của các chất trên lần lượt là dãy nào sau đây?

  • A. 0,4 gam; 0,75 gam; 2,25 gam và 3,5 gam
  • B. 11,2 gam; 48 gam; 36 gam và 343 gam
  • C. 5,6 gam; 24 gam; 18 gam và 171,5 gam
  • D. 11,2 gam; 48 gam; 36 gam và 336 gam

Câu 4: Đốt cháy 16g chất X cần 44,8 lít O2 (đktc) thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ số mol 1: 2. Khối lượng CO2 và H2O lần lượt là

  • A. 44g và 36g
  • B. 22g và 18g
  • C. 40g và 35g
  • D. 43g và 35g

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Thể tích mol của chất khí là gì? Hãy nêu điều kiện chuẩn và công thức tính thể tích mol ở điều kiện chuẩn.

Câu 2: Hãy tính khối lượng mol của các phân tử trong bảng sau

Phân tử

Công thức hóa học

Khối lượng mol phân tử

Nitrogen

N2

Nước

H2O

Carbon dioxide

CO2

Calcium carbonate

CaCO3

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Muốn thu khí NH3 vào bình thì có thể thu bằng cách nào sau đây?

  • A. Để bình đứng
  • B. Đặt bình úp ngược
  • C. Lúc đầu úp ngược bình, khi gần đầy thì để bình đứng lên
  • D. Một trong ba cách trên

Câu 2: Thể tích của hỗn hợp khí X gồm 0,5 mol CO2 và 0,2 mol O2 ở điều kiện tiêu chuẩn là

  • A. 15,68 lít
  • B. 16,8 lít
  • C. 11,2 lít
  • D. 4,48 lít

Câu 3: Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là

  • A. CO2, CH4, NH3
  • B. CO2, H2O, CH4, NH3
  • C. CO2, SO2, N2O
  • D. N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3

Câu 4: Thể tích của hỗn hợp khí X gồm: 0,1 mol CO2; 0,2 mol H2 và 0,7 mol O2 ở đktc là

  • A. 15,68 lít
  • B. 3,36 lít
  • C. 22,4 lít
  • D. 6,72 lít

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1:

  • Tỷ khối của chất khí là gì? Tỷ khối dùng để làm gì?
  • Nêu công thức tính tỉ khối của chất khí A đối với chất khí B
  • Nêu công thức tính tỉ khối của chất khí A đối với không khí.

Câu 2: Một lượng chất sau đây tương đương bao nhiêu mol nguyên tử hoặc mol phân tử?

  1. 1,2044.1022 phân tử H2O.

  2. 3,011.1023 nguyên tử Zn.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 3 Mol và tỉ khối chất khí, đề kiểm tra 15 phút khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, đề thi khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác