Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 10 Oxide

Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 10 Oxide. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hợp chất oxide nào sau đây không phải là oxide base?

  • A. CrO3
  • B. Cr2O3
  • C. BaO
  • D. K2O

Câu 2: Oxide nào sau đây là oxide acid

  • A. CuO
  • B. Na2O
  • C. CO2
  • D. CaO

Câu 3: Oxide bắt buộc phải có nguyên tố

  • A. Oxygen
  • B. Halogen
  • C. Hydrogen
  • D. Lưu huỳnh

Câu 4: Tên gọi của P2O5

  • A. Diphosphorus trioxide
  • B. Phosphorus oxide
  • C. Diphosphorus oxide
  • D. Diphosphorus pentaoxide

Câu 5: Oxide của kim loại nào sau đây là oxide acid?

  • A. Cu2O
  • B. Fe2O3
  • C. Mn2O7
  • D. Cr2O3

Câu 6: Acid tương ứng của CO2

  • A. H2SO4
  • B. H3PO4
  • C. H2CO3
  • D. HCl

Câu 7: Oxide nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

  • A. CO2
  • B. O2
  • C. N2
  • D. H2

Câu 8: Oxide nào dưới đây góp nhiều phần nhất vào sự hình thành mưa acid?

  • A. CO2 (carbon dioxide)                 
  • B. CO (carbon oxide)
  • C. SO2 (lưu huỳnh dioxide)              
  • D. SnO2 (thiếc dioxide)

Câu 9: Dãy oxide tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm

  • A. CuO; CaO; K2O; Na2O
  • B. CaO; Na2O; K2O; BaO
  • C. Na2O; BaO; CuO; MnO
  • D. MgO; Fe2O3; ZnO; PbO

Câu 10: Dãy oxide tác dụng với dung dịch hydrochloric acid

  • A. CuO; Fe2O3; CO2; FeO
  • B. Fe2O3; CuO; MnO; Al2O3
  • C. CaO; CO; N2O5; ZnO
  • D. SO2; MgO; CO2; Ag2O

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hợp chất nào sau đây không phải là oxide

  • A. CO2
  • B. SO2
  • C. CuO
  • D. CuS 

Câu 2: Chọn đáp án đúng

  • A. CO- carbon(II) oxide
  • B. CuO- copper(II) oxide
  • C. FeO- iron(III) oxide
  • D. CaO- calcium trioxide

Câu 3: Oxide là hợp chất tạo nên từ mấy nguyên tố?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 4: Oxide là gì?

  • A. Hỗn hợp của nguyên tố oxygen với một nguyên tố khác.
  • B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác.
  • C. Hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác.
  • D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.

Câu 5: Khẳng định nào đúng về định nghĩa của Oxide acid?

  • A. Oxide acid thường tạo bởi một phi kim với nguyên tố oxygen.
  • B. Oxide acid thường tạo bởi một kim loại với nguyên tố oxygen.
  • C. Oxide acid thường tạo bởi một hợp chất với nguyên tố oxygen.
  • D. Oxide acid khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch base tương ứng.

Câu 6: Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là

  • A. Tin pentaoxide                            
  • B. Tin oxide         
  • C. Tin(II) oxide                                
  • D. Tin (IV) oxide

Câu 7: Công thức hóa học của oxide tạo bởi C và oxygen, trong đó C có hóa trị IV là

  • A. CO
  • B. C2O
  • C. CO3
  • D. CO2

Câu 8: Công thức hóa học của oxide tạo bởi Al và oxygen, trong đó Al có hóa trị III là

  • A. Al2O3
  • B. Al3O2
  • C. AlO
  • D. AlO3

Câu 9: Tỷ lệ khối lượng của nitrogen và oxygen trong một oxide là 7: 20. Công thức của oxide là

  • A. N2O
  • B. N2O3
  • C. NO2
  • D. N2O5

Câu 10: Một oxide của phosphorus có thành phần phần trăm của P bằng 43,66% . Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hóa học của oxide là

  • A. P2O3
  • B. P2O5
  • C. PO2
  • D. P2O4

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu khái niệm oxide.

Câu 2 ( 4 điểm). Cho bảng về tên, công thức hoá học của một số oxide như sau

Tên oxide

(1)

Công thức hoá học

(2)

Tên oxide

(3)

Công thức hoá học

(4)

Barium oxide

BaO

Carbon dioxide

CO2

Zinc oxide

ZnO

Sulfur trioxide

SO3

Aluminium oxide

Al2O3

Diphosphorus pentoxide

P2O5

Nhận xét thành phần nguyên tố trong công thức phân tử của các oxide ở cột (2), (4) và thực hiện các yêu cầu

1. Đề xuất khái niệm về oxide.

2. Phân loại oxide.

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu nguồn phát thải các oxide như sulfur dioxide và nitrogen dioxide và tác hại của chúng khi ở trong không khí.

Câu 2 ( 4 điểm). Cho các công thức oxide CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Hãy chỉ ra công thức oxide viết sai (nếu có). 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chỉ ra oxide acid: P2O5, CaO, CuO, BaO, SO,CO2

  • A. P2O5, CaO, CuO, BaO
  • B. BaO, SO2, CO2
  • C.  CaO, CuO, BaO
  • D. SO2, CO2, P2O5

Câu 2: Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là

  • A. Tin pentaoxide                            
  • B. Tin oxide         
  • C. Tin(II) oxide                                
  • D. Tin (IV) oxide

Câu 3: Công thức hóa học của oxide tạo bởi C và oxygen, trong đó C có hóa trị IV là

  • A. CO
  • B. C2O
  • C. CO3
  • D. CO2

Câu 4: Công thức hóa học của oxide tạo bởi N và oxi, trong đó N có hóa trị V là

  • A. NO
  • B. N2O
  • C. N2O5
  • D. N2O3

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy tìm hiểu và cho biết các nguồn tạo ra khí carbon dioxide cũng như ảnh hưởng của khí này đến Trái Đất.

Câu 2: Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ bột CuO, thêm vào khoảng 3 mL dung dịch H2SO4, lắc đều ống nghiệm. Hãy nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hợp chất nào sau đây không phải là oxide

  • A. CO2
  • B. SO2
  • C. CuO
  • D. CuS

Câu 2: Chọn đáp án đúng

  • A. CO- carbon(II) oxide
  • B. CuO- copper(II) oxide
  • C. FeO- iron(III) oxide
  • D. CaO- calcium trioxide 

Câu 3: Khẳng định nào đúng về định nghĩa của Oxide acid?

  • A. Oxide acid thường tạo bởi một phi kim với nguyên tố oxygen.
  • B. Oxide acid thường tạo bởi một kim loại với nguyên tố oxygen.
  • C. Oxide acid thường tạo bởi một hợp chất với nguyên tố oxygen.
  • D. Oxide acid khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch base tương ứng.

Câu 4: Công thức hóa học của oxide tạo bởi C và oxygen, trong đó C có hóa trị IV là

  • A. CO
  • B. C2O
  • C. CO3
  • D. CO2

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu đặc điểm chung của oxide lưỡng tính.

Câu 2: Nêu hiện tượng xảy ra khi mới dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong và khi dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong trong một khoảng thời gian.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 10 Oxide, đề kiểm tra 15 phút khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, đề thi khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác