Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 11 Muối

Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 11 Muối. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Muối là

  • A. hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+)
  • B. hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại và ion anion 
  • C. hợp chất trong phân tử có ion kim loại hoặc ion cation
  • D. hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên hoặc gốc acid

Câu 2: Đâu không phải tính chất hóa học của muối

  • A. phản ứng với kim loại
  • B. phản ứng với phi kim
  • C. phản ứng với base
  • D. phản ứng với acid

Câu 3: Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối calcium carbonate

  • A. 2CaCO3 → 2CaO + CO + O2
  • B. 2CaCO3 → 3CaO + CO2
  • C. CaCO3 → CaO + CO2
  • D. 2CaCO3 → 2Ca + CO2 + O2

Câu 4: Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là

  • A. dung dịch NaOH
  • B. dung dịch HCl
  • C. dung dịch AgNO3
  • D. dung dịch BaCl2

Câu 5: Tên của muối Na2SO4

  • A. sodium sulfate
  • B. sodium sulfua
  • C. disodium tetrasufur
  • D. sodium(I) sulfate

Câu 6: Cho dãy các dung dịch: MgCl2, NaOH, H2SO4, CuSO4, Fe(NO3)3. Khi cho dung dịch trên tác dụng với nhau từng đôi một thì số phản ứng không xảy ra là

  • A. 6.
  • B. 4.
  • C. 5
  • D. 3

Câu 7: Cho dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng với muối sodium sulfate (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra?

  • A. Khí hydrogen
  • B. Khí oxygen
  • C. Khí lưu huỳnh đioxide
  • D. Khí hydrogensulfuric 

Câu 8: Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là

  • A. Có kết tủa trắng xanh
  • B. Có khí thoát ra
  • C. Có kết tủa đỏ nâu
  • D. Kết tủa màu trắng

Câu 9: Cho 50 gam CaCOvào dung dịch HCl dư thu được bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc?

  • A. 11,2 lít
  • B. 1,12 lít
  • C. 2,24 lít
  • D. 22,4 lít

Câu 10: Khi cho 200 gam dung dịch Na2CO3 10,6% vào dung dịch HCl dư, khối lượng khí sinh ra là

  • A. 4,6 gam
  • B. 8 gam
  • C. 8,8 gam
  • D. 10

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong các dung dịch sau, chất nào phản ứng được với dung dịch BaCl2 ?

  • A. AgNO3.
  • B. NaCl.
  • C. HNO3.
  • D. HCl.

Câu 2: Cho các chất có công thức: Ba(OH)2, MgSO4, Na2CO3, CaCO3, H2SO4. Số chất tác dụng được với dung dịch K2CO3 là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 3: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là        

  • A. Có kết tủa trắng
  • B. Có khí thoát ra
  • C. Có kết tủa nâu đỏ
  • D. Kết tủa màu xanh

Câu 4: Dãy muối tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng là

  • A. Na2CO3, Na2SO3, NaCl
  • B. CaCO3, Na2CO3, BaCl2
  • C. CaCO3, BaCl2, MgCl2
  • D. BaCl2, Na2CO3, Cu(NO3)2

Câu 5: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?

  • A. NaOH, MgSO4
  • B. KCl, Na2SO4
  • C. CaCl2, NaNO3
  • D. ZnSO4, H2SO4

Câu 6: Các cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch? 

1. CuSOvà HCl

2. H2SOvà Na2SO

3. KOH và NaCl

4. MgSO4 và BaCl2

  • A. (1; 2)                        
  • B. (3; 4)
  • C. (2; 4)                        
  • D. (1; 3)

Câu 7: Dung dịch chất X có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch potassium sulfate (K2SO4) tạo ra kết tủa. Chất X là

  • A. BaCl2
  • B. NaOH
  • C. Ba(OH)2
  • D. H2SO

Câu 8: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

  • A. KCl, NaOH
  • B. H2SO4, KOH
  • C. H2SO4, KOH
  • D. NaCl, AgNO3

Câu 9: Cho 20 gam CaCO3 vào 200 ml dung dịch HCl 3M. Số mol chất còn dư sau phản ứng là

  • A. 0,4 mol
  • B. 0,2 mol
  • C. 0,3 mol
  • D. 0,25

Câu 10: Cho a gam Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ở đktc. Giá trị của a là

  • A. 15,9 gam
  • B. 10,5 gam
  • C. 34,8 gam
  • D. 18,2

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu một vài tính chất hóa học của muối

Câu 2 ( 4 điểm). Quan sát bảng 11.1 và thực hiện các yêu cầu

1. Nhận xét sự khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở bảng 11.1 là gì?

2. Nhận xét cách gọi tên muối.

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Phản ứng trao đổi là gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Trong các chất NaCl, HCl, CaO, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Hãy xác định các muối có trong dãy trên.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dung dịch muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất

  • A. CO2, NaOH, H2SO4, Fe
  • B. H2SO4, AgNO3, Ca(OH)3, Al
  • C. NaOH, BaCl2, Fe, H2SO4
  • D. NaOH, BaCl2, Fe, Al

Câu 2: CaCO3 có thể tham gia phản ứng với

  • A. HCl.
  • B. NaOH.
  • C. KNO3.
  • D. Mg.

Câu 3: Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch BaCl2?

  • A. Na2SO4
  • B. H2SO4
  • C. AgNO3
  • D. HNO3

Câu 4: Nhỏ dd sodium hydroxide vào ống nghiệm chứa dd copper (II) chloride. Xuất hiện

  • A. Kết tủa nâu đỏ
  • B. Kết tủa trắng
  • C. Kết tủa xanh
  • D. Kết tủa nâu vàng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu các cách sản xuất muối ăn.

Câu 2: Cho các chất sau CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Xác định các muối có trong dãy trên.

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là        

  • A. Có kết tủa trắng
  • B. Có khí thoát ra
  • C. Có kết tủa nâu đỏ
  • D. Kết tủa màu xanh

Câu 2: Dãy muối tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng là

  • A. Na2CO3, Na2SO3, NaCl
  • B. CaCO3, Na2SO3, BaCl2
  • C. CaCO3, BaCl2, MgCl2
  • D. BaCl2, Na2CO3, Cu(NO3)2

Câu 3: Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?

  • A. NaOH, MgSO4
  • B. KCl, Na2SO4
  • C. CaCl2, NaNO3
  • D. ZnSO4, H2SO4

Câu 4: Các cặp chất nào cùng tồn tại trong một dung dịch? 

1. CuSO4 và HCl

2. H2SO4 và Na2SO3 

3. KOH và NaCl

4. MgSO4 và BaCl2

  • A. (1; 2)                        
  • B. (3; 4)
  • C. (2; 4)                        
  • D. (1; 3)

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy nêu điều kiện để phản ứng trao đổi trong dung dịch xảy ra.

Câu 2: Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối KCI và MgSO4.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 1 Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm, đề kiểm tra 15 phút khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, đề thi khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 11

Bình luận

Giải bài tập những môn khác