Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tốc độ phản ứng là 

  • A. Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một phản ứng hóa học
  • B. Sự nồng độ của một sản phẩm  phản ứng trong một đơn vị thời gian
  • C. Thay đổi nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian
  • D. Độ biến thiên nhiệt độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian

Câu 2: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau 

  • A. Nhiệt độ            
  • B. Nồng độ, áp suất               
  • C. chất xúc tác, diện tích bề mặt
  • D. cả A, B và C

Câu 3: Cho phản ứng hóa học: A (k) + 2B (k) +  nhiệt  → AB2 (k). Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu 

  • A. Tăng áp suất    
  • B. Tăng thể tích của bình phản ứng     
  • B. Giảm áp suất                 
  • D. Giảm nồng độ của A

Câu 4: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia?

  • A. Chất lỏng             
  • B. Chất rắn              
  • C. Chất khí.                  
  • D. Cả 3 đều đúng.

Câu 5: Cho các yếu tố sau:   a. nồng độ chất.   b. áp suất   c. xúc tác  d. nhiệt độ   e. diện tích tiếp xúc. Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung là

  • A. a, b, c, d.       
  • B. b, c, d, e.
  • C. a, c, e.         
  • D. a, b, c, d, e.   

Câu 6: Trong các yếu tố: (1) nhiệt độ; (2) nồng độ; (3) áp suất; (4) diện tích tiếp xúc. Những yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của chất rắn là

  • A. 1, 4.                              
  • B. 2, 3.                         
  • C. 3.                           
  • D. 1, 2, 3.

Câu 7: Thực hiện phản ứng: 2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O(k)

Cho các yếu tố: (1) tăng nồng độ H2O2, (2) giảm nhiệt độ, (3) thêm xúc tác MnO2. Những yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng là

  • A. 1, 3.                              
  • B. chỉ 3.                       
  • C. 1, 2.                      
  • D. 1, 2, 3.

Câu 8: Tốc độ phản ứng tăng lên khi

  • A. Giảm nhiệt độ                                                  
  • B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
  • C. Tăng lượng chất xúc tác                                  
  • D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng

Câu 9: Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu?

  • A. Nhiệt độ.                      
  • B. Chất xúc tác.          
  • C. Nồng độ.                   
  • D.  Áp suất.

Câu 10: Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta sử dụng những cách sau.

  (1) Dùng nồi áp suất                           (3) Chặt nhỏ thịt cá.             

  (2) Cho thêm muối vào.                      (4) Nấu cùng nước lạnh.   

Cách làm cho thịt cá nhanh chín hơn là

  • A. 1, 2, 3.                 
  • B. 1, 3, 4.                      
  • C. 2, 3, 4.                    
  • D. 1, 2, 4.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tốc độ phản ứng tăng lên khi

  • A. Giảm nhiệt độ
  • B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
  • C. Tăng lượng chất xúc tác
  • D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng

Câu 2: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

  • A. Tốc độ phản ứng.                                              
  • B. Cân bằng hoá học.
  • C. Phản ứng một chiều.                                          
  • D. Phản ứng thuận nghịch.

Câu 3: Nhận định nào dưới đây đúng?

  • A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
  • D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Câu 4: Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì nhận định nào dưới đây đúng?

  • A. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
  • B. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • C. Khi áp suất giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • D. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. 

Câu 5: Nhận định nào dưới đây đúng?

  • A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
  • C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • D. Sự thay đổi nhiệt độ không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Câu 6: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?

  • A. Dạng viên nhỏ.                                             
  • B. Dạng bột mịn, khuấy đều.      
  • C. Dạng tấm mỏng.                                           
  • D. Dạng nhôm dây.

Câu 7: Nhận định nào dưới đây là đúng?

  • A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  • C. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm. 

Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất ban đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (day),…
  • B. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất đầu tăng dần theo thời gian, trong khi lượng chất sản phẩm giảm dần theo thời gian
  • C. Lượng chất có thể được biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol khối lượng, hoặc thể tích
  • D. Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau có phản ứng xảy ra nhanh có phản ứng xảy ra chậm

Câu 9: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ):

(1) Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M              (2) Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M

Kết quả thu được là

  • A.  (1) nhanh hơn (2).                                            
  • B.  (2) nhanh hơn (1).            
  • C.  như nhau.                                                         
  • D.  không xác định được

Câu 10: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng: CaCO3 + 2HCl → CaCl+ CO2 + H2O

  • A. Tăng nồng độ HCl
  • B. Đập nhỏ đá vôi
  • C. Thêm chất xúc tác
  • D. Tăng nhiệt độ của phản ứng. 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 

Câu 2 ( 4 điểm).  Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng đốt cháy than?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Trong các thí nghiệm thực hành, so sánh tốc độ phản ứng dựa vào đâu?

Câu 2 ( 4 điểm). Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho phản ứng sau: X + Y → Z + T. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng?

  • A. Nhiệt độ.                      
  • B. Nồng độ Z và T.      
  • C. Chất xúc tác.         
  • D. Nồng độ X và Y.

Câu 2: Cho phản ứng : Zn(r) + 2HCl (dd) → ZnCl2(dd) + H2(k).

Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ

  • A. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng.         
  • B. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm.
  • C. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng.          
  • D. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm.

Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?

  • A. Bếp than đang cháy trong nhà cho ra ngoài trời sẽ cháy chậm hơn.
  • B. Sục CO2 vào Na2CO3 trong điều kiện áp suất thấp sẽ khiến phản ứng nhanh hơn.
  • C. Nghiền nhỏ vừa phải CaCOgiúp phản ứng nung vôi xảy ra dễ dàng hơn.
  • D. Thêm MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.

Câu 4: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc ( trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?

  • A. Nhiệt độ, áp suất.         
  • B. tăng diện tích           
  • C. Nồng độ                        
  • D. xúc tác

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Chất xúc tác là gì? Nêu một số ví dụ là chất xúc tác.

Câu 2: Hãy chỉ ra người ta đã lợi dụng những yếu tố nào nhằm tăng tốc độ phản ứng trong những trường hợp sau:

  1. Dùng không khí nóng, nén thổi vào lò cao nhằm cháy than cốc trong quá trình sản xuất gang)

  2. Nhung đá vôi trong nhiệt độ cao nhằm sản xuất vôi sống

  3. Nghiền nhỏ nguyên liệu trước khi cho vào lò nung nhằm sản xuất clanhke (trong quá trình sản xuất xi măng)

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?

  • A. Dạng viên nhỏ.                                             
  • B. Dạng bột mịn, khuấy đều.      
  • C. Dạng tấm mỏng.                                           
  • D. Dạng nhôm dây.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây là đúng?

  • A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  • C. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm. 

Câu 3: Yếu tố nào sau đây làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng?

  • A. Nhiệt độ
  • B. Nồng độ
  • C. Chất xúc tác
  • D. Diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 4: Tủ lạnh để bảo quản thức ăn là ứng dụng cho yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng nào?

  • A. Nhiệt độ
  • B. Nồng độ
  • C. Chất xúc tác
  • D. Diện tích bề mặt tiếp xúc

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Theo em phản ứng nào trong hình sau xảy ra với tốc độ nhanh hơn?

 Học sinh tham khảo

Câu 2: Trường hợp nào sau có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong hai trường hợp sau:

a) để que đóm còn tàn đỏ ở ngoài không khí.

b) đưa que đóm còn tàn đỏ vào trong bình chứa khí oxygen.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác, đề kiểm tra 15 phút khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, đề thi khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 7

Bình luận

Giải bài tập những môn khác